Phải nộp các loại thuế và bảo hiểm gì khi thành lập công ty?

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh? Bạn muốn thành lập công ty? Bạn đã chuẩn bị sẵn kế hoạch kinh doanh và đang dự trù ngân sách tài chính hoạt động?

Vậy để chuẩn bị chu đáo cho bài toán tài chính, bạn nên biết một công ty hoạt động thì có những nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm nào? Các khoản phải nộp cho Nhà nước cơ bản là gì. Mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây:

Thứ nhất, các nghĩa vụ về THUẾ

Thông thường, khi một doanh nghiệp thành lập và hoạt động mới sẽ cần phải kê khai và đóng những loại thuế sau:

1. Lệ phí môn bài: là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Để xem chi tiết về lệ phí môn bài, mời bạn truy cập vào các đường link sau

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Để xem chi tiết về Thuế thu nhập doanh nghiệp, mời bạn truy cập vào các đường link sau

3. Thuế giá trị gia tăng: là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Để xem chi tiết về Thuế giá trị gia tăng, mời bạn truy cập vào các đường link sau

Trên đây là một số nghĩa vụ thuế mà khi doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp. Bên cạnh đó, còn có một số ngành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đặc thù thì doanh nghiệp có thể có các nghĩa vụ về các loại thuế như: Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu, Thuế Bảo vệ môi trường,…

Thứ hai, các nghĩa vụ về BẢO HIỂM và KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN

Những loại bảo hiểm mà doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động bao gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Kinh phí công đoàn (KPCĐ).

1. Bảo hiểm xã hội: là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo đó, người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả các khoản về Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí và Tử tuất.

2. Bảo hiểm y tế: là một hình thức bảo hiểm theo đó người tham gia được chi trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.

3. Bảo hiểm thất nghiệp: là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

4. Kinh phí công đoàn: là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp.

Để xem chi tiết các nghĩa vụ về BẢO HIỂM và kinh phí công đoàn, mời bạn truy cập vào các đường link sau

Công ty Luật CIS là một trong những công ty luật hàng đầu tại TP. HCM với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: Tư vấn đầu tư, thành lập doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, … Để được tư vấn chuyên sâu về các vấn đề trên, hãy liên hệ với Công ty luật CIS theo thông tin dưới đây để đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ kịp thời.

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028 3911 8581
Email: info@cis.vn

(Tác giả : Quang Thịnh)