Hướng dẫn làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng công ty

Để đáp ứng yêu cầu công việc, nhiều Công ty tại Việt Nam tuyển người lao động nước ngoài với những chức danh và vị trí quan trọng như chuyên gia, lao động kỹ thuật, các trưởng phòng… Để người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trong bài viết này, Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng công ty.

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là một loại giấy phép chứng nhận người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Giấy phép lao động được cấp bởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp tại nơi công ty/ doanh nghiệp thuê Người người lao động nước ngoài đặt trụ sở.

giay-phep-lao-dong

2. Sự cần thiết phải xin Giấy phép lao động cho Trưởng phòng

Trưởng phòng công ty là người đứng đầu một bộ phận, phòng ban của công ty như Trưởng phòng Marketing, Trưởng phòng kinh doanh, v.v…, Các cấp trưởng phòng thường đảm nhiệm công việc tham mưu, tư vấn, giám sát thực hiện các kế hoạch do Ban Giám đốc công ty đề ra liên quan đến công việc, nhân sự thuộc sự quản lý của Trưởng phòng.

Để đảm bảo làm việc hợp pháp tại Việt Nam, tránh các rủi ro pháp lý, thì các trưởng phòng là người nước ngoài phải được cấp giấy phép lao động, theo đó:

– Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao độngkhi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;

– Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động (trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động) sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ;

– Công ty sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép lao độngthì bị xử phạt vi phạm hành chính;

3. Thủ tục làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng

Để làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng, chúng ta thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng Người lao động nước ngoài, Công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng Người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà Người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình đến cơ quan có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài gồm:

– Công văn giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (Tải về);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Giấy ủy quyền ký hồ sơ nếu không phải Người đại diện pháp luật công ty ký.

Hồ sơ được nộp đến Sở Lao động, thương binh và xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp nơi công ty/ doanh nghiệp đặt trụ sở.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ra văn bản chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.

dich-vu-lam-the-apec

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho Công ty/ doanh nghiệp thì Công ty/ doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp nơi Công ty đặt trụ sở.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động (Tải về).

– Giấy chứng nhận sức khỏe/ giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng.

Xem thêm: Danh sách bệnh viện khám sức khỏe để xin cấp giấy phép lao động mới nhất

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1/ văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

– Văn bản, giấy tờ chứng minh vị trí, chức vụ của người lao động nước ngoài (văn bản của tổ chức nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng – nộp bản gốc, không dùng bản chứng thực).

Xem thêm: Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của nước ngoài

– 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng.

– Bản gốc Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

– Bản sao chứng thực hộ chiếu (mang kèm theo Bản gốc hộ chiếu + visa).

– Giấy ủy quyền ký hồ sơ nếu không phải Người đại diện pháp luật công ty ký.

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ bộ hồ sơ hợp lệ.

4. Thời hạn của Giấy phép lao động bao lâu?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì thời hạn của Giấy phép lao động được cấp theo giấy tờ xin giấy phép lao động nhưng không quá 02 năm.

5. Phí, lệ phí làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng là bao nhiêu?

Chi phí làm Giấy phép lao động, bao gồm:

– Phí Nhà nước để cấp Giấy phép lao động quy định tại Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC quy định lệ phí cấp giấy phép lao động cho Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Như vậy, tại mỗi địa phương thì phí nhà nước cấp giấy phép lao động sẽ khác nhau.

– Ngoài phí nhà nước thì còn các chi phí khác như:

+ Phí khám sức khoẻ (tuỳ vào cơ sở khám bệnh/bệnh viện mà Người nước ngoài khám),

+ Phí xin lý lịch tư pháp,

+ Phí dịch thuật,

+ Phí hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ do cơ quan, tổ chức của nước ngoài cấp như bằng cấp của Người nước ngoài, v.v…,

Cụ thể các bạn có thể tham khảo tại đây.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

6. Kinh nghiệm làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng

– Trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài tại Việt Nam cần phải khám sức khỏe, xin cấp lý lịch tư pháp, … Trường hợp các giấy tờ này được cấp tại nước ngoài thì các giấy tờ phải hợp pháp hoá lãnh sự và dịch công chứng…

– Để xin giấy phép lao động thì chuyên gia phải đáp ứng nhiều điều kiện và cần phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ, do đó, nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian chuẩn bị. Trường hợp xấu hơn, bạn có thể bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc thậm chí bị từ chối hồ sơ.

– Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động, như: các công ty Luật, các công ty du lịch, công ty về visa, các công ty dịch vụ khác, … Chính vì vậy, bạn nên đánh giá năng lực và kinh nghiệm của họ trước. Bạn nên tìm những công ty cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn.

7. Dịch vụ làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng công ty

Việc xin cấp giấy phép lao động trải qua nhiều giai đoạn gây mất nhiều thời gian cho công ty/ doanh nghiệp của bạn. Theo đó, nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không có thời gian, Công ty Luật CIS sẽ hỗ trợ bạn trong thực hiện các công việc liên quan đến xin cấp giấy phép lao động.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm, Công ty Luật CIS sẽ hỗ trợ khách hàng trong những việc sau:

– Tư vấn các thủ tục, điều kiện xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Tư vấn thủ tục, hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam;

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe tại Việt Nam để xin giấy phép lao động;

– Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp giấy phép lao động;

– Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cho khách hàng;

– Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn điều kiện thủ tục pháp lý ký hợp đồng lao động sau khi được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Tư vấn thủ tục pháp lý về quản lý, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam;

Gia hạn giấy phép lao động.

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về thủ tục làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng công ty. Nếu bạn có vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582                Hotline: 0916568101
Email: info@cis.vn