Quán karaoke bị cháy, CHỦ QUÁN phải chịu TOÀN BỘ trách nhiệm? Ý kiến Luật Sư

Đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ nghiêm trọng, trong đó, phải kể đến vụ cháy tại quán karaoke ở quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội khiến 3 chiến sĩ của Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hy sinh; và vụ cháy tại quán karaoke ở TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương trong đêm 6/9 vừa qua khiến 33 người chết.

Dư luận hiện nay rất quan tâm và đặt câu hỏi, trách nhiệm thuộc về ai?

1. Ai là người phải chịu trách nhiệm về vụ cháy này và trách nhiệm như thế nào?

Theo thông tin mới nhất, cơ quan Công an đã ký quyết định khởi tố vụ án “vi phạm về quy định phòng cháy chữa cháy”.

Với việc khởi tố vụ án này, cơ quan điều tra sẽ xác minh có hay không có việc cơ sở karaoke ở Bình Dương vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy, từ đó, xác định trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, tại thời điểm này, chưa thể khẳng định ai là người chịu trách nhiệm về vụ cháy và trách nhiệm đến đâu.

chay-quan-karaoke-ai-chiu-trach-nhiem

Tuy nhiên, về nguyên tắc, có thể đánh giá như sau:

– Nếu kết quả điều tra của cơ quan công an xác định, cơ sở karaoke ở Bình Dương vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, thì chủ cơ sở sẽ phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, với hậu quả rất nghiêm trọng đã xảy ra, chủ cơ sở kinh doanh, người trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh có thể bị khởi tố và phải đối mặt với hình phạt cao nhất là 12 năm tù. Ngoài ra, còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình các nạn nhân.

Điều 313 Bộ luật hình sự. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Nhưng nếu kết quả điều tra của cơ quan công an xác định cơ sở karaoke ở Bình Dương KHÔNG vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, mà vụ cháy xảy ra do nguyên nhân khách quan như do chập điện, do hóa chất, do tàn thuốc, vân vân, thì chủ cơ sở kinh doanh không phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Ngoài ra, cũng không loại trừ các khả năng khác như có người thứ ba cố tình gây ra vụ cháy.

dich-vu-lam-the-apec

Tóm lại, việc xác định nguyên nhân vụ cháy và lỗi vi phạm sẽ quyết định ai là người chịu trách nhiệm và trách nhiệm ở đây là trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

2. Vấn đề hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân

Nếu kết quả điều tra kết luận, nguyên nhân vụ cháy là do cơ sở kinh doanh không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy, không đủ điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy thì ngoài hình phạt tù, chủ quán karaoke còn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, theo đó:

– Đối với các nạn nhân đã tử vong, thì phải bồi thường chi phí cứu chữa, chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần.

– Còn Đối với những người bị thương thì phải bồi thường chi phí cứu chữa, tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút, bồi thường tiền công người chăm sóc và tổn thất về tinh thần.

3. Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

Kinh doanh dịch vụ karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Điều kiện đầu tiên để kinh doanh karaoke là cá nhân, tổ chức phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

– Điều kiện thứ hai là phải đảm bảo các quy định về địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ánh sáng, âm thanh, giờ hoạt động, vân vân…. Các vấn đề này được quy định rất rõ ràng và cụ thể tại Nghị định số 54 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ Karaoke.

– Điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện quan trọng là cơ sở kinh doanh karaoke phải có các loại giấy phép kinh doanh như:

1) Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

3) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

Nói riêng về vấn đề bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke thì các bạn có thể xem cụ thể các quy định này tại Thông tư số 147 ban hành năm 2020 của Bộ Công An.

Cần lưu ý rằng, các quy định về điều kiện kinh doanh karaoke nêu trên phải được cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Có thể nói, vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương là một vụ gây chấn động và được rất nhiều người quan tâm theo dõi. Qua vụ việc này, các cơ sở kinh doanh karaoke chắc chắn cần kiểm tra lại cơ sở vật chất của mình, và chắc chắc, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra đồng loạt và sẽ có những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở kinh doanh karaoke không đáp ứng.

Video Youtube

PHÒNG PHÁP LÝ – CÔNG TY LUẬT CIS

109 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
028 38257196 – 0938 548 101
Email: info@cis.vn