Hướng dẫn làm song tịch Anh – Việt năm 2024

Vương quốc Anh là một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển nên đây được xem là một quốc gia thu hút đông đảo những người dân nhập cư. Hiện nay, ước tính có khoảng 100.000 người Việt Nam sống và làm việc tại Anh quốc, số lượng sinh viên khoảng 8.000 người.

Trong những năm gần đây, Việt kiều có xu hướng về Việt Nam làm việc, đầu tư, hồi hương khá nhiều. Vậy làm sao để việc làm, đầu tư và hồi hương của Việt kiều được thuận lợi?

Bài viết dưới, của Công ty Luật CIS sẽ Hướng dẫn làm song tịch Anh Việt năm 2024 chi tiết nhất.

1. Song tịch là gì?

Song tịch được hiểu là một người cùng một thời điểm mang hai quốc tịch của hai quốc gia khác nhau.

Song tịch Anh Việt là việc cá nhân vừa có quốc tịch nước Anh và vừa có quốc tịch Việt Nam một cách hợp pháp. Nói cách khác, đó chính là việc chính phủ của cả 02 quốc gia Anh và Việt Nam đều coi người đó là công dân của mình.

Theo quy định pháp luật hiện hành, công dân Việt Nam đã định cư và nhập quốc tịch ở Anh Quốc, nay có nhu cầu đăng ký lại quốc tịch Việt Nam (mà không cần phải từ bỏ quốc tịch Anh) thì cần thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho Việt kiều, thủ tục này còn được gọi là thủ tục đăng ký song tịch Anh Việt.

huong-dan-lam-song-tich-anh-viet-2024

2. Lợi ích của việc làm song tịch Anh Việt?

Việc thực hiện thủ tục đăng ký song tịch Anh Việt đã tối đa hoá những lợi ích cho Việt Kiều, một số lợi ích nổi bật như:

– Thứ nhất, Việt Kiều đồng thời được hưởng quyền và nghĩa vụ đối với cả hai quốc gia Anh và Việt Nam, bao gồm tất cả các ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội,… bảo đảm toàn bộ quyền lợi của Việt Kiều dù đang ở nước Anh hay Việt Nam;

– Thứ hai, được bảo lãnh người thân;

– Thứ ba, được phép đầu tư, thành lập công ty tại Việt Nam;

– Thứ tư, được quyền sở hữu, đứng tên và mua bán bất động sản một cách hợp pháp tại Việt Nam;

– Thứ năm, bản thân người đăng ký làm song tịch Anh Việt sẽ rất thuận tiện trong việc xuất nhập cảnh mà không cần xin visa hay thẻ thường trú, tạm trú;

– Thứ sáu, được quyền ứng cử và bầu cử.

dich-vu-lam-the-apec

3. Quy định của pháp luật Việt Nam về làm song tịch?

Hiện nay, vấn đề làm song tịch ở Việt Nam đã được hợp pháp hoá thông qua việc pháp luật Việt Nam đã cho phép và tạo điều kiện tối đa cho công dân Việt Nam đã định cư và đã nhập quốc tịch Anh nhưng có mong muốn quay về Việt Nam để sinh sống lâu dài. Cụ thể, pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện, trình tự và thủ tục đăng ký song tịch Anh Việt tại các văn bản pháp luật như:

– Luật Cư trú số 68/2020/QH14 do Quốc Hội Việt Nam ban hành ngày 13/11/2020;

– Nghị định số 62/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/6/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú;

– Thông tư số 55/2021/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 15/5/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;

– Thông tư số 56/2021/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 15/5/2021 quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú;

– Thông tư số 57/2021/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 15/5/2021 quy định quy trình đăng ký cư trú.

– Thông tư số 66/2023/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 17/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; Thông tư số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư số 57/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú;

– Thông tư số 190/2021/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành ngày 31/12/2021 quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trong Bộ Quốc phòng.

– Thông tư số 75/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2022 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú.

– Quyết định 320/QĐ-BCA năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú và lĩnh vực đăng ký, quản lý xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an

4. Điều kiện làm song tịch Anh Việt?

Để được đăng ký song tịch Anh Việt, Việt Kiều Anh cần đáp ứng 02 điều kiện sau đây:

1./ Có giấy tờ chứng minh đã từng là công dân Việt Nam và đến thời điểm đăng ký song tịch Anh Việt chưa làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam;

2./ Việt Kiều Anh cần phải có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm nhà thuộc sở hữu của bản thân hoặc cũng có thể là nhà thuê, mượn, thậm chí có thể ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh.

huong-dan-lam-song-tich-anh-viet-2024

5. Các bước làm song tịch Anh Việt?

Quá trình đăng ký song tịch Anh Việt sẽ trải qua 05 bước như sau:

Bước 1: Bước chuẩn bị hồ sơ. Việt kiều cần chuẩn bị hồ sơ như hướng dẫn ở Mục 6.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Việt kiều nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi dự định cư trú.

Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho Việt kiều.
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện;
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.

Bước 4: Việt kiều nộp lệ phí đăng ký thường trú theo quy định.

Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú.

6. Hồ sơ làm song tịch gồm những giấy tờ gì?

Để chuẩn bị cho việc đăng ký song tịch Anh Việt, Việt Kiều cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (theo mẫu);

– Hộ chiếu Anh hoặc giấy tờ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Anh cấp.

– Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam, gồm:

+ Giấy khai sinh (trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha, mẹ);

+ Giấy Chứng minh nhân dân;

+ Hộ chiếu Việt Nam;

+ Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

+ Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận Việt Kiều còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

– Bản sao giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:

+ Trường hợp Việt Kiều đã được sở hữu nhà tại Việt Nam thì nộp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở, hợp đồng mua nhà ở, …

+ Trường hợp Việt Kiều thuê, mượn, ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh thì nộp hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà có công chứng; Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

7. Dịch vụ làm song tịch Anh Việt của Công ty Luật CIS.

Với bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký song tịch Anh ViệtCông ty Luật CIS tự hào hỗ trợ cho nhiều Việt Kiều Anh đăng ký song tịch thành công.

Những lợi thế khi sử dụng dịch vụ tại Công ty Luật CIS:

– Tư vấn điều kiện, trình tự thủ tục xin đăng ký song tịch.

– Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sựcác tài liệu phục vụ cho việc đăng ký song tịch.

– Trích lục, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký song tịch tại Việt Nam cho khách hàng.

– Thực hiện thủ tục xin đăng ký song tịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý khác sau khi đã được cơ quan Nhà nước chấp thuận đăng ký song tịch tại Việt Nam.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục làm song tịch cho Việt Kiều Anh. Nếu bạn có vướng mắc về hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582             Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn