Kết hôn đồng giới và những điều cần biết

Hiện nay, cộng đồng LGBT chiếm số lượng không ít, không còn xa lạ trong xã hội. Họ đang không ngừng nỗ lực đề bình thường hoá khái niệm “Gia đình LGBT” tại Việt Nam – là bước ngoặc cho sự thay đổi tư duy hôn nhân của người Việt. Để tìm rõ hơn về kết hôn đồng giới và những điều cần biết đối với hôn nhân đồng giới, Công ty Luật CIS mời bạn xem qua bài viết dưới đây.

1. Kết hôn đồng giới là gì?

Pháp luật không có quy định khái niệm hôn nhân đồng giới, thuật ngữ sẽ khác nhau tuỳ thuộc người ủng hộ hoặc phản đối cộng đồng LGBT, hiện nay LGBT thường được hiểu đó là các chữ cái viết tắt của Lesbian (đồng tính luyến ái nữ), Gay (đồng tính luyến ái nam), Bisexual (song tính luyến ái), Transgender (chuyển giới). Thực tế, hôn nhân đồng giới phổ biến nhất hiện nay là hôn nhân giữa hai nguời có cùng giới tính như nam-nam, nữ-nữ.

ket-hon-dong-gioi-lgbt

2. Việt Nam có cho phép kết hôn đồng giới?

Tại Điều 8, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Theo như các quy định trên, thấy rằng pháp luật không hề cấm hôn nhân đồng giới, nhưng không công nhận hôn nhân đồng giới. Điều này có nghĩa người đồng giới có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau, nhưng sẽ không không thể đăng ký kết hôn với sự công nhận của nhà nước, của pháp luật.

dich-vu-lam-the-apec

3. Việt Nam có cho phép chuyển giới không?

Pháp luật hiện hành quy định về việc chuyển đổi giới tính như sau:

Điều 36 Bộ luật dân sự. Quyền xác định lại giới tính

1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó
bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 37 Bộ luật dân sự. Chuyển đổi giới tính

Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Theo đó, chúng ta thấy, việc chuyển đổi giới tính chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc, theo đó, sẽ có các văn bản chuyên ngành quy định, và đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc chuyển đổi giới tính ngoài các quy định cơ bản trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Việc chuyển đổi giới tính không phải là một quyền đương nhiên và vô hạn như quyền nhân thân của công dân (quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín, tính mạng, sức khoẻ, quyền đối với hình ảnh, …). Việc chuyển đổi giới tính là nhu cầu thay đổi giới tính bẩm sinh của một người, theo đó, sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh như: thay đổi họ, tên, cải chính hộ tịch, thực hiện nghĩa vụ quân sự, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, lao động (tuổi nghỉ hưu), hình sự (tạm giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù, …). Chính vì thế, việc chuyển đổi giới tính phải tuân theo những điều kiện do luật định và chúng ta đang chờ dự thảo Luật chuyển đổi giới tính được thông qua.

Tóm lại, Việt Nam cho phép chuyển đổi giới tính, nhưng điều kiện, thủ tục chuyển đổi như thế nào thì chưa có hướng dẫn.

4. Thủ tục kết hôn với người chuyển giới?

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, điều kiện để kết hôn là:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Giấy tờ pháp lý ghi nhận giới tính (Giấy khai sinh, căn cước công dân, …) là căn cứ duy nhất để xác định giới tính của một người theo pháp luật.

Nếu trên giấy tờ thể hiện giới tính nam, và dù thực tế đã thực hiện các phẩu thuật y khoa để chuyển giới thành nữ, thì chỉ có thể đăng ký kết hôn với người có giấy tờ pháp lý ghi nhận giới tính nữ, và ngược lại. Trong trường hợp này, việc đăng ký kết hôn được thực hiện theo thủ tục chung.

Tóm lại, việc đăng ký kết hôn không phụ thuộc vào diện mạo bên ngoài, mà phụ thuộc vào giấy tờ pháp lý ghi nhận giới tính, theo đó, kết hôn là quan hệ hôn nhân giữa người nam và nữ.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

5. Những quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới

Hà Lan (2001) là quốc gia đi đầu trong việc tuyên phong công nhận hôn nhân đồng giới: Để đạt được điều này, những nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính đứng đầu là Henk Krol đã đấu tranh và yêu cầu chính phủ đồng ý từ những năm 1980.

Tiếp nối đó là Châu Âu, các quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng giới:

+ Vương Quốc Bỉ (2003)

+ Tây Ban Nha (2005)

+ Thụy Điển và Na Uy (2009)

+ Bồ Đào Nha, Iceland (2010)

+ Đan Mạch (2012)

+ Pháp (2013)

+ Vương Quốc Anh (2014)

+ Luxambourg và cộng hòa Ireland  (2015)

+ Đức, Phần Lan, Malta (2017)

+ Áo (2019)

Châu Úc:

+ Khu vực Nam Mỹ: Argentina (2010), Uruguay và Brazil (2013), Colombia (2016), Ecuador (2019), Costa Rica (2020).

+ Khu vực Bắc Mỹ: Canada (2005)

Châu Á: Đài Loan (2019) là quốc gia duy nhất chấp nhận hôn nhân đồng giới ở Châu Á

Châu Phi: Nam Phi (2006) cũng là quốc gia duy nhất chấp nhận hôn nhân đồng giới ở Châu Phi

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến Kết hôn đồng thời và những điều cần biết. Nếu bạn có vướng mắc hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

Luật sư – Công ty Luật CIS – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582             Hotline: 0916.568.101

Email: info@cis.vn