Đối với doanh nhân thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại chắc hẳn đã nghe hoặc quen thuộc với ba loại giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nhân nào cũng có thể phân biệt rõ ràng các loại Giấy phép trên.
Vậy nên, thông qua bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS muốn giúp bạn đọc phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký Đầu tư và Giấy phép kinh doanh.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
- 2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
- 3. Giấy phép kinh doanh là gì?
- 4. Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh
- 5. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. |
Như vậy, có thể hiểu, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy khai sinh, giấy tờ pháp lý ghi nhận thông tin cơ bản về lai lịch, về hoạt động của một doanh nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như sau:
- Cơ quan cấp (Vd: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Long An, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, …)
- Tên doanh nghiệp (bao gồm: tên bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh (nếu có), tên viết tắt (nếu có));
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp;
- Thông tin chủ sở hữu doanh nghiệp;
- Mã số đăng ký kinh doanh hay Mã số thuế;
- Thời điểm đăng ký lần đầu;
- Số lần sửa đổi và thời điểm sửa đổi gần nhất;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp, kèm thông tin của người đại diện;
- Số điện thoại của doanh nghiệp, số fax; …
2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được định nghĩa như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. |
Như vậy, có thể hiểu, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là loại chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, ghi nhận các thông tin liên quan đến dự án đầu tư cũng như các nhà đầu tư dự án, một số thông tin cơ bản trên Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Mã số dự án đầu tư;
- Thời điểm chứng nhận lần đầu;
- Thông tin các nhà đầu tư;
- Nội dung dự án, như: tên dự án, mục tiêu dự án, quy mô dự án, tổng vốn đầu tư dự án,…
3. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật là:
Giấy phép kinh doanh gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật |
Có thể hiểu Giấy phép kinh doanh là loại Giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp về việc cho phép doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Giấy phép kinh doanh còn được biết đến với tên gọi là Giấy phép con.
Tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà Giấy phép kinh doanh có hình thức khác nhau, ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, Giấy phép kinh doanh là Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, …
4. Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh
Để phân biệt được các loại Giấy phép trên, cần xem xét ở hai khía cạnh bao gồm:
♦ Điểm giống nhau: điểm giống nhau lớn nhất đó chính là cả ba loại Giấy phép trên đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải làm thủ tục để xin cấp các loại giấy tờ này.
♦ Điểm khác nhau:
STT | Tiêu chí so sánh | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư | Giấy phép kinh doanh |
1 | Hình thức | văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử. | văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử. | văn bản bằng bản giấy. |
2 | Nội dung | Ghi nhận các thông tin về doanh nghiệp (tổ chức kinh doanh). | Ghi nhận thông tin về dự án đầu tư. | Khác với hai loại Giấy phép trên, Giấy phép kinh doanh thể hiện sự xác nhận về việc cho phép doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh nhất định. |
3 | Cơ quan cấp phép | Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. | Tùy thuộc địa điểm thực hiện dự án, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:
|
Tùy vào lĩnh vực hoạt động, cơ quan cấp phép là cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành (ví dụ: Sở Công Thương, Sở Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế,…) |
4 | Vai trò | Là điều kiện bắt buộc để một doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động | Là điều kiện tiên quyết cho phép nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư. | Là yêu cầu bắt buộc để một doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. |
5. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp/nhà đầu tư phải thực hiện trình tự, thủ tục với nhiều giai đoạn, với thành phần hồ sơ phức tạp, mất nhiều thời gian. Do vậy, Công ty Luật CIS mong muốn được hỗ trợ Quý khách hàng trong thực hiện các công việc liên quan đến các loại Giấy phép trên.
Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm, CIS Law Firm sẽ hỗ trợ khách hàng trong những việc sau:
|
Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy phép kinh doanh. Nếu bạn đọc có vướng mắc hoặc cần tư vấn thêm về pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:
PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582 Hotline: 0916568101
Email: info@cis.vn