Tranh chấp tài sản khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Ly hôn là điều không ai mong muốn trong một cuộc hôn nhân, tuy nhiên, có rất nhiều lý do để một cuộc hôn nhân cần phải kết thúc. Sự kết thúc có thể trong đau khổ nhưng sự kết thúc cũng có thể là sự giải thoát cho nhau. Nếu các cặp đôi khi ly hôn không có nhiều tài sản thì sẽ dễ dàng giải quyết, nhưng nếu các cặp đôi có quá nhiều tài sản và không tìm được hướng giải quyết chung thì việc tranh chấp khi phân chia tài sản là điều dễ xảy ra. Điển hình cho một tranh chấp tài sản khi ly hôn là việc phân chia tài sản của cặp đôi vợ chồng Cà phê Trung Nguyên.

Vậy, trình tự thủ tục được giải quyết như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết Tranh chấp tài sản khi ly hôn được giải quyết như thế nào? của Công ty Luật.

1. Ly hôn là gì?

Khoản 4 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo đó, ly hôn là việc người chồng và người vợ chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc theo quyết định của Tòa án.

tranh-chap-tai-san-khi-ly-hon

2. Khi nào phân chia tài sản khi ly hôn?

Dựa vào quy định tài Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn (Luật Hôn nhân gia đình)

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn (TTLT 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP)

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Như vậy, việc phân chia tài sản của vợ và chồng khi ly hôn sẽ được thực hiện khi cả hai không thể tự thoả thuận với nhau về phương án giải quyết và một trong hai hoặc cả hai có yêu cầu Toà án giải quyết.

dich-vu-lam-the-apec

3. Pháp luật quy định về tài sản của vợ chồng như thế nào?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, tài sản của vợ chồng được xác lập theo một trong hai chế độ sau:

Thứ nhất, chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Trước khi kết hôn, vợ và chồng sẽ thỏa thuận với nhau các vấn đề như: tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của hai bên với tài sản chung và riêng; các điều kiện, nguyên tắc khi chia tài sản nếu ly hôn,… và ghi nhận các nội dung này bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Theo đó, chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Thứ hai là chế độ tài sản theo luật định.

Nếu vợ chồng không có thỏa thuận về tài sản như trên, hoặc có thỏa thuận nhưng thỏa thuận này không hợp pháp, thì các vấn đề về tài sản vợ chồng được giải quyết theo quy định pháp luật.

4. Như thế nào là tài sản chung, tài sản riêng?

∗ Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Ví dụ: sau khi kết hôn người vợ được thừa kế tài sản từ bố mẹ ruột.

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng. Ví dụ: người chồng dùng tiền được bố mẹ tặng cho trước khi kết hôn để mua nhà thì căn nhà là tài sản riêng của người chồng.

– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ. Ví dụ: thu nhập từ việc bán sách do người vợ tự sáng tác.

– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định về ưu đãi người có công với cách mạng.

– Các quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

– Các tài sản từ khối tài sản chung của vợ chồng nhưng đã được vợ chồng thỏa thuận phân chia hoặc được Tòa án phân chia.

∗ Tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

– Về nguyên tắc, trừ những tài sản riêng như trên, những tài sản do vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung như: thu nhập từ lao động, sản xuất kinh doanh, tiền thưởng, tiền trúng số, tiền trợ cấp, …

– Ngoài ra còn có:

+ Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. Ví dụ: người chồng có căn nhà riêng mua trước khi kết hôn và cho người khác thuê. Sau khi kết hôn, tiền cho thuê nhà được xem là tài sản chung của vợ chồng.

+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung.

+ Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Ví dụ: người chồng có căn nhà riêng mua trước khi kết hôn. Trước hoặc sau khi kết hôn, hai vợ chồng thỏa thuận thống nhất đưa căn nhà đó vào tài sản chung.

+ Những tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp nhưng không có căn cứ để chứng minh là tài sản riêng của một bên.

(Điều 33, 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

5. Khi ly hôn, tài sản được phân chia như thế nào?

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có việc phân chia tài sản. Do đó, trước hết Toà án sẽ ưu tiên xem xét các thỏa thuận của vợ chồng.

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án xem xét, quyết định. Theo đó, Tòa án sẽ xét tài sản của vợ chồng theo chế độ nào: chế độ tài sản theo thỏa thuận hay chế độ tài sản theo luật định? Nghĩa là Tòa án sẽ kiểm tra có văn bản thỏa thuận hợp pháp về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn hay không.

Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì Tòa án áp dụng theo thỏa thuận của vợ chồng để giải quyết. Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng hoặc vô hiệu thì áp dụng quy định pháp luật.

Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì ưu tiên để vợ chồng tự thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

6. Cần lưu ý gì khi phân chia tài sản ly hôn?

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn: ví dụ vợ chồng sống chung cùng gia đình của người chồng. Nếu không xác định được tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó. Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

7. Vợ/chồng không đồng ý chia tài sản khi ly hôn thì có được không?

Khi một bên là vợ/chồng yêu cầu chia tài sản nhưng bên còn lại không đồng ý thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Như vậy, khi một bên không đồng ý chia tài sản thì bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

8. Chồng/vợ đứng tên tài sản, khi ly hôn có được chia không?

Theo luật định, tài sản do chồng/vợ đứng tên có thể có 2 trường hợp:

Trường hợp tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 26, Điều 33 và Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này

Như vậy, nếu vợ/chồng đứng tên tài sản mà giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng cho tài sản đó thì chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì đó là tài sản chung nếu có sự đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch. Ngoài ra trong trường hợp không có căn cứ chứng minh tài sản là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng và sẽ được chia cho vợ và chồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp tài sản đó là tài sản riêng của vợ chồng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Theo đó, trường hợp tài sản do vợ/chồng đứng tên là tài sản riêng của vợ/chồng thì tài sản đó sẽ thuộc về người đó chứ không được chia.

9. Thỏa thuận chia tài sản cho con khi ly hôn có được không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Như vậy, trường hợp cả hai cùng thỏa thuận thống nhất chia tài sản của mình cho con cái sau ly hôn thì con cái có quyền được hưởng tài sản. Trường hợp không thể thỏa thuận hay có tranh chấp thì Tòa án sẽ chia dựa trên tình hình thực tế và quy định của pháp luật

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề tranh chấp tài sản khi ly hôn, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

Luật sư – Công ty Luật CIS – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582             Hotline: 0916.568.101
Email: info@cis.vn