Mua bán nhà đất bằng vi bằng có được công nhận không?

Thông thường, khi muốn mua – bán nhà đất, chúng ta thường ra văn phòng công chứng để ký công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện việc mua bán nhà đất công chứng thừa phát lại hoặc công chứng vi bằng và được nhiều người quan tâm vì nhà đất loại này thường có giá rẻ.

Theo đó, các bên không ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng, mà đi đến Văn phòng thừa phát lại để lập vi bằng giao nhận tiền và giấy tờ nhà đất.

Vậy mua bán nhà đất bằng vi bằng hiện nay có hợp pháp không? Xin mời các bạn cũng theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật CIS.

1. Vi bằng và giá trị pháp lý của vi bằng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, thì “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” và “Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hoặc văn bản hành chính khác” mà “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các tranh chấp pháp lý”;

Như vậy, Thừa phát lại – đơn vị lập vi bằng hoàn toàn không được nhà nước trao quyền để công chứng hợp đồng mua bán nhà- đất.

Chúng ta hay nghe: “công chứng vi bằng” hay “công chứng Thừa phát lại”, …vân vân.

Về mặt pháp lý thì không có công chứng vi bằng hay công chứng thừa phát lại. Công chứng là công chứng, còn vi bằng là vi bằng. Những người sử dụng từ “công chứng vi bằng” hay “công chứng Thừa phát lại” là cố tình tạo sự nhầm lẫn để thuyết phục người khác ký vi bằng, vì nhiều lý do khác nhau.

Như vậy, có thể khẳng định ký mua bán nhà bằng vi bằng hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

mua-ban-nha-dat-bang-vi-bang-co-duoc-cong-nhan-khong
Hình ảnh: Vi bằng và Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

2. Công chứng hợp đồng mua bán nhà và ký mua bán nhà bằng vi bằng khác nhau như thế nào?

Nếu như ký mua bán nhà bằng vi bằng là việc hai bên đến văn phòng Thừa phát lại để ký và vi bằng đó không có giá trị pháp lý, thì Công chứng hợp đồng mua bán nhà là việc các bên ký hợp đồng tại văn phòng công chứng trước sự kiểm tra, xác nhận của công chứng viên trên hợp đồng mua bán nhà, sau khi văn phòng công chứng đó đã kiểm tra đầy đủ:

– Tư cách pháp lý của 2 bên;

– Giấy tờ nhà đất giao dịch;

– Kiểm tra tranh chấp, quy hoạch, thế chấp của nhà đất giao dịch.

Và điều quan trọng nhất, hợp đồng mua bán công chứng là hợp đồng có giá trị pháp lý được pháp luật công nhận.

Như vậy, chúng ta có thể thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa vi bằng và công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

dich-vu-lam-the-apec

3. Những rủi ro thường gặp khi tiến hành mua bán nhà bằng vi bằng.

Như vừa trình bày, vi bằng mua bán nhà, đất không có giá trị pháp lý, do đó, không thể dùng vi bằng để thực hiện thủ tục đăng bộ, sang tên nhà đất. Từ đó, kéo theo hàng loạt các khó khăn như:

– Thứ nhất, Khi muốn xây cất, sữa chữa, thế chấp, …vân vân, thì người mua là chủ nhà mới đều không thể thực hiện được, vì về mặt pháp lý, người mua không phải là chủ sở hữu do không đứng tên trên sổ đỏ hoặc sổ hồng.

– Thứ hai, Khi muốn bán nhà, đất đã mua, thì không thể ký mua bán tại văn phòng công chứng, vì cũng giống như ở trên, bạn không đứng tên sổ đỏ hoặc sổ hồng.

– Thứ ba, Nhà, đất chuyển nhượng bằng vi bằng có thể đang được thế chấp tại ngân hàng hay nhà đất đã có quyết định thu hồi giải pháp mặt bằng hay nhà đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án, vì khi lập vi bằng, Thừa pháp lại không kiểm tra tính pháp lý về nhà đất cho bạn mà họ chỉ lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất mà thôi.

– Thứ tư, Vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý, do đó, giao dịch này có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

– Và cuối cùng, Người bán có thể bán cho bạn hoặc nhiều người khác, ngay cả họ đã giao sổ đỏ cho bạn, vì trước khi giao sổ, họ có thể làm cớ mất sổ đỏ và xin cấp bản khác.

Như vậy, việc mua bán nhà đất bằng vi bằng chứa đựng quá nhiều rủi ro.

dich-vu-dang-ky-abn-quyen-thuog-hieu

4. Được lập vi bằng liên quan đến nhà, đất trong trường hợp nào?

Mặc dù Văn phòng thừa phát lại không có chức năng công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất, nhưng văn phòng thừa phát lại có thể lập vi bằng liên quan đến nhà đất như:

– Ghi nhận sự kiện các bên giao nhận tiền mua bán nhà đất;

– Hay ghi nhận việc đặt cọc khi mua bán nhà đất.

Trên đây là các vấn đề pháp lý xoay quanh việc mua bán nhà, đất bằng vi bằng. Quý cô chú, anh chị và các bạn nên tìm hiểu kỹ về nhà, đất trước khi mua và thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định để tránh các tranh chấp phát sinh về sau.

Ngoài ra, trước khi quyết định xuống tiền mua nhà đất, quý cô chú, anh chị cũng nên tìm hiểu thông tin quy hoạch của nhà đất. Cty Luật đã có video hướng dẫn về các cách tra cứu quy hoạch, quý cô chú, anh chị quan tâm có thể xem thêm video, đường link được để ở bên dưới phần mô tả.

Và toàn bộ nội dung trên đã trả lời cho câu hỏi có nên mua nhà đất bằng vi bằng.

Luật sư – Công ty Luật CIS – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582             Hotline: 0916.568.101
Email: info@cis.vn