TP.HCM: điều kiện hoạt động của công ty tư nhân trong trạng thái “bình thường mới”

Để phù hợp với yêu cầu tình hình mới, vừa qua, UBND TPHCM đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID19, áp dụng cho nhiều loại hình công ty, cơ sở kinh doanh khác nhau, cũng như điều kiện để người dân khi đến liên hệ, làm việc tại các công ty, cơ sở này.

Theo đó, các công ty, cơ sở kinh doanh sẽ không được phép mở cửa hoạt động nếu không đảm bảo các tiêu chí này.

Trong bài viết này Công ty Luật CIS sẽ thông tin đến bạn các điều kiện hoạt động đối với Văn phòng làm việc của các công ty sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ.

1. Điều kiện hoạt động đối với Văn phòng làm việc của các công ty sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ

Gồm có 7 tiêu chí.

Thứ nhất, đối với người lao động:

– NLĐ nếu tiếp xúc trực tiếp với người ngoài công ty thì phải có “Thẻ xanh COVID”, nếu không tiếp xúc với người ngoài thì phải có tối thiểu là “Thẻ xanh COVID giới hạn phạm vi hoạt động” (tức là NLĐ đã tiêm 01 liều vắc xin đối với loại vắc-xin cần tiêm 2 liều). Để biết điều kiện có “Thẻ xanh COVID” hoặc “Thẻ xanh COVID” giới hạn phạm vi hoạt động”, các bạn có thể xem video mà cty Luật đã thực hiện theo đường link bên dưới phần mô tả.

– Người lao động khi trở lại làm việc lần đầu thì tối thiểu phải có “Thẻ xanh COVID (giới hạn phạm vi hoạt động)” và có kết quả xét nghiệm âm tính, có thể là test nhanh hoặc RT-PCT theo quy định của ngành y tế.

Thứ 2, khoảng cách an toàn tại nơi làm việc

Khoảng cách giữa hai chỗ ngồi trong phòng làm việc, phòng họp, phòng khách tối thiểu là 2m hoặc có bố trí vách ngăn giữa hai chỗ ngồi; nhiệt độ trong phòng không thấp hơn 250C

Thứ 3, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định phòng, chống dịch tại nơi làm việc

– Công ty phải bố trí nhân lực để kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế điện tử, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m và tránh tập trung đông người đối với người lao động, khách ra, vào tại khu vực cổng văn phòng.

– Công ty phải có kế hoạch, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát nội bộ; ghi nhận kết quả, hướng khắc phục (nếu có) về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID 19 tại đơn vị.

Thứ 4, Trang bị cơ sở vật chất, y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch tại nơi làm việc

– Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch tại nơi làm việc và được bố trí hợp lý tại các khu vực trong văn phòng làm việc, cụ thể:

+ Máy đó thân nhiệt, phun xịt dung dịch khử khuẩn, thiết bị quét mã QR và thiết bị nhận dạng “Thẻ Xanh COVID”, … tại cổng ra vào văn phòng.

+ Các vật tư y tế phải trang bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí: công ra vào văn phòng; cửa phòng làm việc, phòng họp, phòng khách, phòng y tế và khu vực nhà vệ sinh; tại từng bàn trong phòng họp, phòng khách.

+ Ngoài ra còn phải có trang thiết bị, vật tư y tế khác để xử lý các trường hợp nghi nhiễm theo hướng dẫn của ngành y tế

– Nếu công ty có từ 100 NLĐ trở lên phải bố trí phòng y tế và tủ thuộc y tế để chăm sóc và cách ly tạm thời người có dấu hiệu nghi và nhiễm COVID19

Thứ 5, đảm bảo vệ sinh môi trường phòng, chống dịch tại nơi làm việc

– Đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 01 nhà vệ sinh/10 lao động nữ (hoặc 15 lao động nam); 01 bồn rửa tay/10 lao động và đảm bảo đủ nguồn nước sạch, xà phòng tại khu vực nhà vệ sinh

– Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn theo định kỳ: phòng làm việc, phòng họp và phòng khách ít nhất 01 lần/tuần; khu vực nhà vệ sinh, phòng y tế ít nhất 01 lần/ngày.

– Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn tại các khu vực theo quy định của ngành y tế.

– Trang bị thùng đựng rác thải sinh hoạt, rác thải y tế có nắp đậy đặt tại các vị trí thuận tiện, phù hợp trong phòng làm việc, phòng họp, phòng khách, phòng y tế, khu vực vệ sinh và các khu vực công cộng.

Thứ 6, phải thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch tại nơi làm việc

– Công ty phải tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở NLĐ thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo hình thức phù hợp.

– Công khai thông tin liên lạc của người phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID 19 ở công ty và thông tin của cơ quan y tế địa phương.

Thứ 7, có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch tại nơi làm việc

– Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch COVID 19 ở cty theo hướng dẫn của ngành y tế. Trong đó, có phương án xử lý khi đơn vị có ca nghi và nhiễm COVID 19; có kế hoạch tổ chức xét nghiệm, tầm soát covid cho nhân viên, người lao động theo hướng dẫn của ngành y tế.

2. Quy trình đánh giá và thẩm duyệt

Đầu tiên, công ty sẽ tự đánh giá và triển khai thực hiện theo Bộ tiêu chí và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá. Sau đó sẽ phải thông báo với các cơ quan chức năng nơi trú đóng để tổ chức hậu kiểm.

Đối với các Công ty hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì thông báo với Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao. Đối với các công ty khác thì thông báo với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

– Các công ty đạt các tiêu chí theo quy định thì được phép hoạt động.

– Các công ty không đạt các tiêu chí theo quy định thì không được phép hoạt động và phải có biện pháp khắc phục, tổ chức đánh giá lại.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm thông tin trong video:

PHÒNG PHÁP LÝ – CÔNG TY LUẬT CIS

109 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
028 38257196 – 0938 548 101
Email: info@cis.vn