Ấn định thuế và những điều cần biết

Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế, chắc hẳn bạn từng nghe đến và thắc mắc “ấn định thuế” là gì? Đối tượng nào và trường hợp nào sẽ bị ấn định thuế? Ai là người có thẩm quyền ấn định thuế?

Trong bài biết dưới đây, Công ty Luật CIS xin gửi đến bạn đọc bài viết “Ấn định thuế và những điều cần biết”. Mong rằng bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc liên quan đến ấn định thuế và cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích.

1. Pháp luật quy định về ấn định thuế như thế nào?

Ấn định thuế là việc cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan đưa ra một số tiền cụ thể phải nộp cho cá nhân, tổ chức thay vì để họ chủ động khai thuế, nộp thuế theo quy định.

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2019, đối tượng bị ấn định thuế bao gồm:

– Doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế;

– Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế; và

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

an-dinh-thue-nhung-dieu-can-biet

2. Mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế

Số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế gọi là mức thuế khoán.

♦ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trên sẽ được cơ quan thuế ấn định mức thuế khoán phải nộp khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.

♦ Mức thuế được ấn định trong trường hợp này được căn cứ dựa trên:

– Tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

– Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;

– Ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.

Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn.

Lưu ý: Nếu có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.

dich-vu-lam-the-apec

3. Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

♦ Các trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu bị cơ quan hải quan ấn định thuế bao gồm:

– Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

– Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;

– Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;

– Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

– Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

– Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;

– Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;

– Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

Như vậy, việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng xuất phát từ những vi phạm trong việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp dẫn đến số tiền thuế được doanh nghiệp xác định không phản ảnh đúng tình hình kinh doanh thực tế, làm sai lệch số tiền thuế thực tế phải nộp vào ngân sách nhà nước hoặc doanh nghiệp nộp thuế không đúng thời hạn quy định.

♦ Căn cứ ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là:

– Hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu;

– Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế;

– Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;

– Hồ sơ khai báo hải quan;

– Tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về Ấn định thuế và những điều cần biết. Nếu bạn có vướng mắc hay có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

 

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582             Hotline: 0916.568.101
Email: 
info@cis.vn