Thẻ Căn cước khác gì với Thẻ Căn cước công dân?

Vào ngày 27/11/2023, Quốc Hội đã thông qua dự án Luật Căn cước thay thế Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024. Điểm mới nhất của Luật Căn cước chính là, thẻ Căn cước công dân sẽ có tên gọi mới là thẻ Căn cước. Vậy hai loại thẻ này khác nhau ở những điểm nào? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật CIS sẽ giới thiệu chi tiết đến với mọi người các thông tin quan trọng liên quan đến thẻ Căn cước để mọi người có thể dễ dàng phân biệt được điểm khác nhau của hai mẫu thẻ này nhé!

1. Thẻ Căn cước là gì?

Theo quy định tại Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước. Thẻ Căn cước cơ bản bao gồm các thông tin cá nhân cơ bản của công dân cùng với các thông tin khác có liên quan.

Thẻ Căn cước là loại giấy tờ căn cước mới nhất theo Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Vậy, các loại giấy tờ căn cước được sử dụng trong thời gian tới sẽ bao gồm: Chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân và Thẻ Căn cước.

khac-nhau-the-can-cuoc-cccd

2. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước

Đối tượng được cấp thẻ Căn cước là công dân Việt Nam, bao gồm:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; và

– Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi.

Luật Căn cước 2023 mở rộng đối tượng được cấp thẻ Căn cước bao gồm công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, tuy nhiên đối tượng này không bắt buộc phải xin cấp thẻ Căn cước mà thực hiện theo nhu cầu. Còn công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.

3. Các thông tin trên thẻ Căn cước

Thông tin trên thẻ Căn cước theo Luật Căn cước 2023 có một số điểm khác biệt với thẻ Căn cước công dân theo Luật Căn cước công dân 2014, cụ thể như sau:

Thẻ Căn cước Thẻ Căn cước Công dân
+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

+ Dòng chữ “CĂN CƯỚC” + Dòng chữ “Căn cước công dân”
+ Ảnh khuôn mặt

+ Số định danh cá nhân

+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh

+ Ngày, tháng, năm sinh

+ Giới tính

+ Quốc tịch

+ Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng

+ Nơi cấp

Nơi đăng ký khai sinh

Thông tin nơi đăng ký khai sinh lấy theo giấy khai sinh của mỗi người nên thông tin chính xác hơn.

Quê quán

Thông tin quê quán thường lấy theo lời khai của người đi đăng ký và chưa có quy trình để xác định xem quê quán đó có chính xác hay không. Do đó nhiều trường hợp khai sai thông tin.

Nơi cư trú

Theo quy định của Luật cư trú thì “nơi cư trú” bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Như vậy, trường hợp công dân chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú vẫn được cấp thẻ Căn cước.

nơi thường trú

 

Thông tin về vân tay, đặc điểm nhận dạng không thể hiện trên bề mặt thẻ Căn cước mà được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ thông tin của thẻ Căn cước. Vân tay, đặc điểm nhận dạng

4. Bổ sung thông tin sinh trắc học và nhiều thông tin khác của công dân khi làm thẻ Căn cước

Khi đi làm thẻ Căn cước, ngoài ảnh khuôn mặt và vân tay, công dân sẽ được thu thập thêm mống mắt. Theo đó, công nghệ nhận diện móng mắt có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp. Đồng thời, hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay.

dich-vu-lam-the-apec

Ngoài ra, khi làm thẻ Căn cước thì công dân còn phải cung cấp một số thông tin sau:

– Thông tin về nhân dạng

– Nghề nghiệp (trừ lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, cơ yếu)…

– Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc;. Tôn giáo; Quốc tịch; Nhóm máu

– Số chứng minh nhân dân 09 số

– Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân , chứng minh nhân dân đã được cấp;

– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con; người giám hộ, người được giám hộ.

– Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại…

5. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước

– Thứ nhất, thẻ Căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam

Thứ hai, được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau

– Thứ ba, thẻ Căn cước được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Luật Căn cước 2023 cũng quy định rõ, trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi.

Trên đây là bài viết với chủ đề Thẻ căn cước khác gì với thẻ căn cước công dân?”.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582 – Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn