Hướng dẫn làm giấy phép lao động cho trưởng phòng năm 2023

Con người là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển của một công ty, đặc biệt là những vị trí quản lý như giám đốc, phóng giá đốc, trưởng phòng hay lao động kỹ thuật. Do đó, nhiều công ty đã thuê người nước ngoài nắm giữ các vị trí này.

Để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì giấy phép lao động là giấy tờ bắt buộc mà công ty cần phải có.

Trong bài viết này, Công ty luật sẽ hướng dẫn quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho trưởng phòng, Hồ sơ cần chuẩn bị.

Việc xin giấy phép lao động cho giám đốc công ty, vui lòng tham khảo Tại đây.

Việc xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật, vui lòng tham khảo Tại đây.

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là một loại giấy phép được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định.

Nội dung trên giấy phép lao động sẽ bao gồm: họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch của Người lao động nước ngoài; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc; Thời hạn của giấy phép lao động …

giay-phep-lao-dong-cho-truong-phong

2. Ký hiệu và thời hạn của giấy phép lao động

Người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam sẽ có 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Người nước ngoài thuộc diện miễn giấy phép lao động.

Đối với trường hợp này, người lao động nước ngoài được cấp giấy xác nhận miễn giấy phép phép lao động và được ký hiệu là LĐ1. Công ty Luật đã có bài viết về các trường hợp Người lao động nước ngoài được Miễn giấy phép lao động, các bạn quan tâm có thể theo dõi qua đường link sau:

>> Các trường hợp miễn giấy phép lao động mới nhất <<

Trường hợp thứ hai: Người nước ngoài thuộc diện xin cấp giấy phép lao động

Ngoài các trường hợp được miễn giấy phép lao động nêu trên, tất cả người lao động nước ngoài còn lại đều phải xin giấy phép lao động để làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Người lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ có ký hiệu là LĐ2

Thời hạn của Giấy phép lao động được quy định tại Điều 155 Bộ Luật Lao động 2019, theo đó, các trường hợp phải xin giấy phép lao động nói chung và trưởng phòng của một công ty, doanh nghiệp nói riêng được cấp Giấy phép lao động có thời hạn tối đa là 02 năm, trường hợp người lao động nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc tại công ty, doanh nghiệp cũ thì được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm. Sau lần gia hạn này, nếu họ vẫn tiếp tục làm việc tại công ty, thì phải làm thủ tục cấp mới Giấy phép lao động.

3. Quy định xin giấy phép lao động cho trưởng phòng năm 2023?

Quy định về xin giấy phép lao động được quy định cụ thể tại các văn bản Luật bao gồm:

  • Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 do Quốc hội bàn hành ngày 20/11/2019;
  • Nghị định số 152/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 30/12/2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nghị định số 70/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 18/09/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020.

dich-vu-lam-the-apec

4. Điều kiện xin giấy phép lao động cho trưởng phòng công ty năm 2023

Để được cấp Giấy phép lao động cho Trưởng phòng thì người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Người lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Người lao động nước ngoài có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

– Visa Việt Nam của Người lao động nước ngoài phải còn hạn trong thời gian làm việc tại Việt Nam và phải do chính công ty/doanh nghiệp nơi người lao động nước ngoài làm việc bảo lãnh;

5. Các bước xin giấy phép lao động cho Trưởng phòng

Để xin cấp giấy phép lao động cho Trưởng phòng, công ty phải thực hiện thủ tục gồm 2 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Trước ít nhất 15 ngày, Công ty/doanh nghiệp dự kiến tuyển người lao động cho vị trí Trường phòng phải làm văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài gửi đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty/doanh nghiệp đặt trụ sở.

Giai đoạn 2: Sau khi công ty/doanh được được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận vị trí công việc cho người lao động nước ngoài thì công ty/doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

6. Hồ sơ xin giấy phép lao động cho trưởng phòng công ty

Như đã trình bày ở Mục 5, quy trình làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng sẽ trải qua 2 giai đoạn, tại mỗi giai đoạn hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau, cụ thể:

Hồ sơ Giai đoạn 1: Công ty/ doanh nghiệp xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng và soạn thảo văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo biểu mẫu quy định, tải mẫu văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về (Tải về).

Hồ sơ Giai đoạn 2: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài là Trường phòng bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu (Tải về);

– Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo đúng quy định của Bộ Y tế;

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc văn bản xác nhận Người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng (nếu là văn bản của tổ chức nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản dịch công chứng);

– Giấy tờ, văn bản xác nhận người lao động nước ngoài đã có 03 năm hoặc 05 năm kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài cho vị trí công việc tương tự;

– 02 ảnh thẻ kích thước 4x6cm, chụp chính diện, phông nền trắng, thời gian chụp không quá 06 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ;

– Văn bản chấp thuận vị trí công việc cho phép sử dụng Người lao động nước ngoài (là kết quả của Giai đoạn 1);

– Hộ chiếu;

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập của Cơ quan, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài.

Lưu ý: Các giấy tờ của lao động nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực trước khi nộp.

Xem thêm bài viết liên quan: Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của nước ngoài

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

7. Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động ở đâu

Sau khi chuẩn bị đủ hộ hồ sơ đã nêu tại Mục 6, công ty/doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty/doanh nghiệp đặt trụ sở.

Có một số điểm mới doanh nghiệp/ công ty cần lưu ý như sau:

– Từ ngày 18/09/2023, theo quy định tại Nghị định số 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ không thực thủ tục cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế như trước đây, mà các thủ tục sẽ được quy về một đầu mối là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty/doanh nghiệp đặt trụ sở.

– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

8. Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép lao động

Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy phép lao động là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tiến hành cấp Giấy phép lao động theo đúng vị trí, chức danh, thời hạn làm việc của người lao động nước ngoài theo đúng công văn đã chấp thuận ở giai đoạn 1 hoặc ra thông báo, sửa đổi bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định.

9. Dịch vụ làm giấy phép lao động cho trưởng phòng công ty của Công ty Luật CIS

Với nội dung vừa nêu trên về thủ tục xin cấp Giấy phép lao động, có thể thấy thủ tục xin Giấy phép lao động phức tạp và mất thời gian. Nếu bạn chưa từng làm thủ tục này, khi thực hiện, bạn rất dễ bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc thậm chí bị từ chối hồ sơ. Do đó, bạn có thể tìm những công ty cung cấp dịch vụ xin Giấy phép lao động chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực làm Giấy phép lao động cho Người nước ngoài, Công ty Luật CIS đã hỗ trợ cho nhiều khách hàng sở hữu Giấy phép lao động. Luật sư sẽ trợ giúp bạn trong những việc sau:

– Tư vấn các thủ tục, điều kiện xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Thẩm định, kiểm tra hồ sơ;

– Tư vấn thủ tục, thực hiện hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp;

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe;

– Dịch, công chứng tư pháp và hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép lao động;

– Hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam cho khách hàng;

– Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn điều kiện thủ tục pháp lý ký hợp đồng lao động sau khi được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Tư vấn thủ tục pháp lý về quản lý, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam;

– Gia hạn Giấy phép lao động;

– Cấp đổi Giấy phép lao động;

– Xin thẻ tạm trú.

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về thủ tục làm Giấy phép lao động cho Trưởng phòng công ty năm 2023. Nếu bạn có vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580

Email: info@cis.vn