Dịch vụ làm giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh năm 2024

Người lao động nước ngoài là nguồn lao động quan trọng với các công ty/doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù. Để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam thì bắt buộc phải có Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Bài viết dưới đây Công ty Luật CIS hướng dẫn làm Giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh năm 2024.

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho Người nước ngoài để cho phép họ được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động thể hiện những thông tin về người lao động, như họ và tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch; tên và địa chỉ của công ty/doanh nghiệp nơi làm việc, vị trí làm việc, …

giay-phep-lao-dong-giam-doc-chi-nhanh

2. Quy định xin giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh

Giám đốc chi nhánh là đối tượng phải xin Giấy phép lao động trước khi bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Pháp luật về giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh được quy định trong các văn bản sau:

– Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/11/2019.

– Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

– Nghị định số 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/09/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

3. Điều kiện làm giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Giám đốc chi nhánh cần đáp ứng một số điều kiện để được cấp giấy phép lao động cụ thể như sau:

– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc;

– Có đủ sức khỏe theo quy định;

– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

– Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà Giám đốc chi nhánh làm việc tại Việt Nam;

– Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà Giám đốc chi nhánh làm việc tại Việt Nam

Hoặc có các tài liệu chứng minh là giám đốc chi nhánh như:

+ Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của công ty/doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;

+ Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm giám đốc chi nhánh.

dich-vu-lam-the-apec

4. Các bước làm giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh

Để xin cấp giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần thực hiện 03 bước như sau:

∗ Bước 1: Thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào vị trí Giám đốc chi nhánh.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, Công ty/doanh nghiệp dự kiến tuyển người lao động nước ngoài phải đăng thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.

Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài, Công ty/doanh nghiệp sẽ tiến hành giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Thời điểm thực hiện: trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến Giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

∗ Bước 2: Giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài là Giám đốc chi nhánh

– Thời điểm thực hiện: trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày Giám đốc chi nhánh người nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam;

– Người thực hiện: công ty/ doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Lao động thương binh và Xã hội nơi công ty/doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài đặt trụ sở chính;

– Thời hạn giải quyết hồ sơ: trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

– Kết quả: văn bản chấp thuận vị trí công việc xin giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh.

∗ Bước 3:  Xin cấp giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh

– Thời điểm thực hiện: sau khi có văn bản chấp thuận vị trí công việc xin giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh và trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày Người nước ngoài dự kiến làm việc;

– Người thực hiện: công ty/doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Giám đốc chi nhánh người nước ngoài.

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Lao động thương binh và Xã hội nơi công ty/doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài đặt trụ sở chính.

– Thời hạn giải quyết hồ sơ: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Kết quả: Giấy phép lao động.

5. Hồ sơ làm giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh

Để làm giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh là người  nước ngoài cần thực hiện qua 3 bước như đã nêu tại mục 4, tại mỗi bước sẽ có thành phần hồ sơ khác nhau, cụ thể:

♦ Bước 1: Thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí Giám đốc chi nhánh.

Như đã đề cập ở Mục 4, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm:

– Vị trí và chức danh công việc;

– Mô tả công việc;

– Số lượng người lao động nước ngoài;

– Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm;

– Mức lương, thời gian và địa điểm làm việc.

♦ Bước 2: Giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài là Giám đốc chi nhánh

Hồ sơ công ty/doanh nghiệp cần chuẩn bị để nộp bao gồm:

– Công văn giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo mẫu: (Tải về)

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

♦ Bước 3: Xin cấp giấy phép lao động

Hồ sơ của Bước này gồm các giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu: (Tải về).

– Bản gốc văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tại bước 2;

Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng;

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản của nước ngoài xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng;

– Bằng đại học trở lên hoặc tương đương và giấy xác nhận tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà Giám đốc chi nhánh làm việc tại Việt Nam; Hoặc giầy xác nhận ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà Giám đốc chi nhánh làm việc tại Việt Nam; Hoặc các tài liệu chứng minh là giám đốc chi nhánh như đã đề cập ở Mục 3;

– 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng;

– Bản sao chứng thực Hộ chiếu;

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nháh;

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.

Lưu ý: Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài phải hợp pháp hoá lãnh sự và dịch công chứng.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

6. Thời hạn của giấy phép lao động bao lâu?

Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 quy định “Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.”

Như vậy, thời hạn tối đa của giấy phép lao động có thể lên đến là 4 năm nếu được gia hạn.

7. Dịch vụ làm giấy phép lao động của công ty Luật CIS

Việc xin cấp Giấy phép lao động trải qua nhiều thủ tục gây mất nhiều thời gian cho Quý khách hàng. CIS mong muốn được hỗ trợ Quý khách hàng trong thực hiện các công việc liên quan đến xin cấp Giấy phép lao động.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, uy tín, trách nhiệm, CIS Law Firm sẽ hỗ trợ khách hàng trong những việc sau:

– Tư vấn các thủ tục, điều kiện xin cấp giấy phép lao động;

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe tại Việt Nam để xin giấy phép lao động;

– Dịch, công chứng dịch, hợp pháp hoá lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp giấy phép lao động;

– Thẩm định, kiểm tra hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng Giám đốc chi nhánh;

– Thẩm định, kiểm tra hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh;

– Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cho khách hàng;

– Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn điều kiện thủ tục pháp lý ký hợp đồng lao động sau khi được cấp giấy phép lao động;

– Tư vấn thủ tục pháp lý về quản lý, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài;

– Tư vấn các thủ tục, điều kiện và thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động.

– Tư vấn các thủ tục, điều kiện và thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép lao động.

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về Thủ tục làm Giấy phép lao động cho Giám đốc chi nhánh năm 2024. Nếu bạn có vướng mắc hoặc cần tư vấn thêm về pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư của Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582                Hotline: 0916568101

Email: info@cis.vn