Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh năm 2023

Trong quá trình hoạt động và phát triển, công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Nếu như chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền; hay văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của công ty và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của công ty; thì địa điểm kinh doanh là nơi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc giả những thông tin cần thiết, hữu ích về địa điểm kinh doanh, giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh được hiểu là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp như hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, … ngoài trụ sở chính hoặc chi nhánh (theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp).

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Địa điểm kinh doanh có những đặc điểm nổi bật bao gồm:

– Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng, phải thực hiện hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty mẹ.

– Địa điểm kinh doanh không có con dấu, không có tư cách pháp nhân.

– Công ty thành lập địa điểm kinh doanh phải tiến hành thông báo đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh.

Hình thức địa điểm kinh doanh thường được lựa chọn vì thủ tục đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng.

dang-ky-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh

2. Cách đặt tên địa điểm kinh doanh đủ quy định

Công ty cần chú ý đến việc đặt tên cho địa điểm kinh doanh, vì nếu đặt tên không đúng theo quy định pháp luật có thể sẽ bị từ chối đăng ký địa điểm kinh doanh.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tên địa điểm kinh doanh của công ty phải bao gồm: (1) “tên doanh nghiệp” + “Địa điểm kinh doanh”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Công ty TNHH Ẩm Thực X thì tên của địa điểm kinh doanh phải đặt là:

– CÔNG TY TNHH ẨM THỰC X- ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH ĐẶC SẢN XỨ QUẢNG. hay

– CÔNG TY TNHH ẨM THỰC X- ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH BÁNH KHỌT VŨNG TÀU.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của công ty có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

dang-ky-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh

3. Hồ sơ đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh năm 2023

Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

1./ Thông báo lập địa điểm kinh doanh (Tải mẫu);

Lưu ý: Thông báo do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

2./ Giấy ủy quyền về việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.

dich-vu-lam-the-apec

4. Thủ tục đăng ký thành lập địa kinh doanh

Để có thể thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thì chúng ta tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chúng ta chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Mục 3 và điền đầy đủ thông tin.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hiện tại, tất cả các thủ tục về đăng ký kinh doanh đều được thực hiện trực tuyến thông qua Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Công ty có thể nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

cong-thong-tin-quoc-gia-dang-ky-doanh-nghiep

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành xem xét hồ sơ của công ty:

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trong vòng 3 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh Công ty. Bạn có thể nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký nhận kết quả qua bưu chính.

– Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản đến công ty những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

dang-ky-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh

5. Dịch vụ thành lập Địa điểm kinh doanh của Công ty Luật CIS

Công ty Luật CIS đã thực hiện rất nhiều hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cho các doanh nghiệp tại các tỉnh/thành khác nhau, với bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực này, chúng tôi sẽ tư vấn phương án tốt nhất giúp doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc và thực hiện thủ tục một cách nhanh nhất.

Trên đây, là thông tin về Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh mà chúng tôi thông tin đến quý bạn đọc giả, nếu quý bạn đọc giả còn thắc mắc hay có nội dung nào chưa nắm bắt được thì hãy liên hệ với chúng tôi, để nhận được hỗ trợ pháp lý tốt nhất và chi tiết hơn nhé.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582             Hotline: 091658101

Email: info@cis.vn