Thủ tục xin giấy phép đầu tư tại Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những địa phương thu hút nhiều Nhà đầu tư nước ngoài từ nhiều nước khác nhau. Khi đầu tư vào Đồng Nai, Nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư để được phép hoạt động.

Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về Thủ tục xin Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai.

1. Giấy phép đầu tư là gì?

Giấy phép đầu tư (hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) là văn bản ghi nhận những thông tin về Dự án đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Giấy phép đầu tư do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài khi Nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Điều kiện cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai.

Khi đầu tư vào Đồng Nai, Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, điều kiện cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai bao gồm:

  • Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định của pháp luật;
  • Mục tiêu của Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo quy định của pháp luật;
  • Dự án có địa điểm thực hiện rõ ràng;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có).

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.

Để xin cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai, Nhà đầu tư cần chuẩn bị những giấy tờ  sau đây:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Đề xuất dự án đầu tư;

– Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Nhà đầu tư: Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu đối với Nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập, Giấy phép hoạt động đối với Nhà đầu tư là tổ chức;

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của Nhà đầu tư, bao gồm một trong các tài liệu sau:

  • Báo cáo tài chính 02 (hai) năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

– Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

4. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai.

Tùy thuộc vào địa điểm của từng Dự án đầu tư tại Đồng Nai, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai sẽ có sự khác nhau, theo đó:

  • Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai tại đia chỉ: Số 26, đường 2A, Khu công nghiệp Biên Hòa II, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai sẽ cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tại Đồng Nai.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai tại địa chỉ: số 3 Nguyễn Văn Trị, Phường Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai sẽ cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tại Đồng Nai.

5. Thời hạn của Giấy phép đầu tư.

Thời hạn của Giấy phép đầu tư là thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư, được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư quy định trong Giấy phép đầu tư cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài. Thời hạn tối đa của Giấy phép đầu tư được pháp luật quy định như sau:

  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm.
  • Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

6. Thời gian cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai.

Theo quy định hiện hành, thời gian cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai là 15 ngày kể từ ngày cơ quan cấp Giấy phép đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ Nhà đầu tư.

7. Phí, lệ phí cấp Giấy phép đầu tư.

Luật đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về phí, lệ phí cấp Giấy phép đầu tư. Như vậy, khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai, Nhà đầu tư không phải nộp phí, lệ phí nhà nước.

8. Dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai của Công ty Luật CIS.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, Công ty Luật CIS đã hỗ trợ cho rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều quốc gia khác nhau đầu tư thành công vào Việt Nam.

Công ty Luật CIS sẽ hỗ trợ khách hàng trong những công việc sau:

  • Tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin giấy phép đầu tư, điều chỉnh, thay đổi giấy phép đầu tư, góp vốn, mua cổ phần; thành lập Văn phòng đại diện/ chi nhánh công ty nước ngoài;
  • Soạn thảo đầy đủ và nhanh chóng hồ sơ;
  • Đại diện nhà đầu tư thực hiện các thủ tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ;
  • Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi thực hiện thủ tục;
  • Tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp mới, điều chỉnh các giấy phép con có liên quan;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục xin Giấy phép đầu tư tại Đồng Nai. Nếu bạn có vướng mắc trong quá trình xin Giấy phép đầu tư hay bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:

PHÒNG PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582               Hotline: 0916.568.101
Email: info@cis.vn