Thủ tục chuyển nhượng văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp mới nhất 2023

Bên cạnh hoạt động khai thác độc quyền kiểu dáng của sản phẩm thì “bán” kiểu dáng của sản phẩm là một trong những kế hoạch kinh doanh mà các doanh nghiệp hiện nay đang đặt vấn đề. Việc chuyển nhượng văn bằng này không chỉ đơn thuần là việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn khai thác tiềm năng kinh doanh của kiểu dáng sản phẩm đang được độc quyền.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều người sáng tạo và các nhà sản xuất luôn tìm kiếm những mẫu mã sản phẩm độc đáo và sáng tạo, thì việc chuyển nhượng văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trở thành một bước quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tạo ra giá trị thương hiệu. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về “Quy trình, thủ tục chuyển nhượng văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp mới nhất năm 2023, từ việc chuẩn bị tài liệu cho đến các yếu tố pháp lý quan trọng, để bạn có thể tiến tới việc chuyển nhượng thành công và khai thác triệt để tiềm năng của sáng tạo của mình.

Mời bạn đọc theo dõi bài viết của Công ty Luật CIS!

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Tổ chức Thiết Kế Thế Giới (WDO) định nghĩa: Kiểu dáng công nghiệp là thiết kế cho các sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Kiểu dáng công nghiệp khác với các thiết kế thủ công – tức là các sản phẩm phải phụ thuộc bởi người tạo ra sản phẩm đó.

Theo Hiệp Hội Các Nhà Thiết Kế Công Nghiệp Hoa Kỳ (IDSA) thì kiểu dáng công nghiệp là “thiết kế của các sản phẩm, thiết bị, đồ vật… được hàng triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày.”

Tại Việt Nam, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định về định nghĩa kiểu dáng công nghiệp tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022 như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

Theo đó, kiểu dáng công nghiệp chính là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc các thiết kế của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm có thể là các đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Ngày nay, kiểu dáng công nghiệp là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các nhà thiết kế kiểu dáng công nghiệp cố gắng tạo ra một sản phẩm vừa giải quyết nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, thu hút được nhiều người mua sản phẩm.

Một số kiểu dáng công nghiệp mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống như kiểu dáng xe, kiểu dáng chai lọ…

chuyen-nhuong-van-bang-kieu-dang-cong-nghiep

2. Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là gì?

Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là văn bằng bảo hộ ghi nhận quyền sở hữu độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho chủ đơn thông qua thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ ghi nhận các thông tin cơ bản như:

– Thông tin chủ sở hữu gồm: Họ và tên, địa chỉ của chủ sở hữu;

– Thông tin ngày nộp đơn, số đơn;

– Thông tin số văn bằng bảo hộ, ngày cấp văn bằng;

– Tên, hình ảnh kiểu dáng sản phẩm đăng ký;

– Thông tin thời gian hiệu lực của văn bằng…;

– Dấu mộc và chữ ký của cơ quan, người có thẩm quyền cấp văn bằng.

van-bang-kieu-dang-cong-nghiep

3. Thủ tục chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2023 như thế nào?

Để thực hiện việc chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, bạn cần trải qua 03 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chủ sở hữu có nhu cầu chuyển nhượng Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết theo quy định pháp luật được hướng dẫn tại Mục 4 của bài viết. Trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ thì Tổ chức này sẽ chuẩn bị toàn bộ hồ sơ cho bạn.

Tìm hiểu thêm về Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp – Công ty Luật CIS – Mã đại diện 231.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và nhận kết quả

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp đơn:

+ Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, và trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo, chủ đơn phải sửa đổi, bổ sung hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng.

Nếu chủ đơn không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn nêu trên thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Sau đó ghi nhận thông tin chủ sở hữu mới vào văn bằng bảo hộ và gửi lại bản gốc cho chủ đơn.

dich-vu-lam-the-apec

4. Hồ sơ chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2023 có gì mới?

Hồ sơ chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bao gồm các thành phần sau:

– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo mẫu);

– Hợp đồng chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số văn bằng được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định Văn bằng kiểu dáng công nghiệp đó);

Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra Tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

– Bản gốc văn bằng bảo hộ;

– Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp (nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung);

– Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp như Công ty luật CIS);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

chuyen-nhuong-van-bang-kieu-dang-cong-nghiep

5. Nộp hồ sơ chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ở đâu?

Hồ sơ chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể được nộp theo một trong các cách sau đây:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh)Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng).

Cách 2: Nộp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link tại đây: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Tuy nhiên, bạn cần có chữ ký số (hay còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến để có thể thực hiện theo cách này.

Cách 3: Nộp thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS. Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

6. Những lưu ý khi chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Việc chuyển nhượng Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp phải trải qua một quá trình khó khăn và phức tạp, đồng thời cần phải đáp ứng nhiều điều kiện.

Để việc chuyển nhượng Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp được thành công, thuận lợi, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1./ Thứ nhất là Hợp đồng chuyển nhượng Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp: Theo quy định, việc chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng Văn bản. Hợp đồng này phải đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định pháp luật.

– Về hình thức: Khi hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên (hay còn gọi là chữ ký nháy) trong trường hợp là cá nhân hoặc đóng dấu giáp lai trong trường hợp là công ty/ doanh nghiệp. Ngoài ra, Hợp đồng phải có đủ ngày, tháng, năm ký, chữ ký (và con dấu, nếu có) của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng. Đại diện cho các bên ký hợp đồng là người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

– Về nội dung: Hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu như tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng (đặc biệt là phải khớp với thông tin được ghi nhận trên văn bằng bảo hộ), căn cứ chuyển nhượng (là số văn bằng bảo hộ cần chuyển nhượng), giá chuyển nhượng (mức giá cụ thể hoặc miễn phí), quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Hợp đồng chính là cơ sở cũng như căn cứ để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét chấp nhận cho việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp. Do đó, khi chuẩn bị Hợp đồng, bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng cần lưu ý vấn đề trên để đảm bảo hợp đồng chuyển nhượng đúng quy định, tránh ảnh hưởng đến sai sót trong quá trình thẩm định hồ sơ.

2./ Thứ hai là Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là một trong những tài liệu tối thiểu cần phải có khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, Văn bằng phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật thì mới được phép thực hiện việc chuyển nhượng. Trong trường hợp có thiếu sót liên quan đến Văn bằng, người thực hiện việc chuyển nhượng phải khắc phục các thiếu sót đó rồi mới được xem xét thực hiện việc chuyển nhượng.

Một số thiếu sót liên quan đến văn bằng bảo hộ mà các bạn cần lưu ý là:

– Văn bằng không còn nguyên hiện trạng: bị rách, bị ố, bẩn, phai mờ, đục lỗ, ép plastic, tháo rời, mất trang, thay trang, …

– Văn bằng đã được gia hạn hiệu lực nhưng chưa được ghi nhận vào văn bằng bảo hộ.

Do đó, các bạn cần lưu ý kiểm tra lại Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Nếu có thiếu sót thì nhanh chóng khắc phục để tránh ảnh hưởng cũng như kéo dài thời gian thực hiện thủ tục.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

7. Dịch vụ chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của Công ty Luật CIS

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

Tư vấn về thủ tục chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;

– Hoàn thiện hồ sơ và thay mặt Quý khách hàng tiến hành nộp hồ sơ chuyển nhượng;

– Quản lý hồ sơ chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đến khi có kết quả cuối cùng;

– Chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề chuyển nhượng Văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580         Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn