Làm sao biết thương hiệu – nhãn hiệu nào đã đăng ký ?

Bạn đã lựa chọn một thương hiệu ưng ý, ấn tượng, đã sử dụng được một thời gian dài và nhiều người biết đến nhưng một ngày nọ, bạn nhận được email cảnh cáo vi phạm thương hiệu, yêu cầu đổi tên công ty hay thậm chí là bị report “bay màu” fanpage, kênh youtube liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn!

Vậy làm sao biết AI LÀ CHỦ thương hiệu đang được bảo vệ? Tại sao không trùng, chỉ sử dụng hơi giống cũng bị coi là vi phạm? Làm sao tránh gặp vấn đề này?

Mời các bạn cùng xem chi tiết trong bài viết này.

1. Thương hiệu là gì?

Theo quy định, thương hiệu là tên gọi, logo dùng để nhận diện hàng hóa và lĩnh vực hoạt động, dịch vụ của những tổ chức, cá nhân khác nhau. Để được bảo hộ thì cần phải đăng ký.

Trong một lĩnh vực thì chỉ có một thương hiệu duy nhất được bảo hộ. Những tên gọi, logo khác của người khác đăng ký mà bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đã có trước trong lĩnh vực tương ứng thì sẽ bị từ chối.

Việc sử dụng tên gọi, logo trùng, kể cả các trường hợp tương tự gây nhầm lẫn về cấu trúc, phát âm, ý nghĩa, hình thức thể hiện với thương hiệu đã bảo hộ được coi là hành vi vi phạm độc quyền thương hiệu, tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ chịu các chế tài như hành chính, bồi thường dân sự hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Làm sao biết thương hiệu đã được bảo hộ?

Để kiểm tra xem tên gọi, logo của bạn (hay còn gọi là thương hiệu, nhãn hiệu) có đang bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào của người khác hay không, bạn có thể tiến hành theo các bước như sau:

Ví dụ, bạn đang cần kiểm tra thương hiệu “ASAHI” trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống.

Bước 1: Bạn truy cập website Cục Sở hữu trí tuệ, nhấn vào ô “WIPO PUBLISH (sáng chế – kiểu dáng – nhãn hiệu)”, hoặc truy cập trực tiếp vào đường link này.

lam-sao-biet-thuong-hieu-nhan-hieu-da-dang-ky

Bước 2: Nhấn chọn ô “nhãn hiệu” để tra cứu thông tin liên quan đến thương hiệu đã đăng ký ở Việt Nam

lam-sao-biet-thuong-hieu-nhan-hieu-da-dang-ky

Bước 3: Nhập thông tin cần tra cứu gồm:

+ Tên nhãn hiệu cần tra cứu: nhập chữ ASAHI;

+ Nếu biết mã phân loại nhóm thì bạn nhập số nhóm vào ô “phân loại Nice”. Đối với lĩnh vực nhà hàng ăn uống, lưu trú thì mã phân loại Nice là 43;

+ Nhấn vào nút Tra cứu.

lam-sao-biet-thuong-hieu-nhan-hieu-da-dang-ky

Bước 4: Màn hình sẽ xuất hiện kết quả các nhãn hiệu ASAHI đã đăng ký, tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng được chấp nhận bảo hộ, để xem thông tin chi tiết và tình trạng bảo hộ, bạn click vào từng hàng để xem.

lam-sao-biet-thuong-hieu-nhan-hieu-da-dang-ky

Ví dụ: nhãn hiệu ASAHI LUXSTAY, ngày nộp: 05/08/2019, nhóm đăng ký là: dịch vụ vệ sĩ, bất động sản, xây dựng, nhà nghỉ. Nhãn hiệu này chưa có kết quả được cấp bằng bảo hộ.

lam-sao-biet-thuong-hieu-nhan-hieu-da-dang-ky

Bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện, tuy nhiên, để kiểm tra về tính tương tự cấu trúc, phát âm, ý nghĩa, hình thức thể hiện sẽ phức tạp hơn, ví dụ: nếu bạn tìm theo cách đã hướng dẫn thì không thể ra được các kết quả như ASHAHI, ASAHY, ASAHEE… là các trường hợp có thể bị coi là tương tự gây nhầm lẫn về cấu trúc và phát âm.

Chính vì vậy, việc tra cứu thương hiệu này nên được thực hiện bởi các Tổ chức chuyên nghiệp là các tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận để có thể hỗ trợ bạn toàn diện trong việc tra cứu và tư vấn khả năng bảo hộ và xây dựng các phương án khắc phục nếu thương hiệu của bạn đã bị trùng/tương tự.

Hơn nữa, thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét bảo hộ thương hiệu của bạn thường kéo dài khá lâu, khoảng từ 18-24 tháng. Và trong suốt thời gian này, bạn phải theo dõi các thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, nếu không, việc nộp đơn đăng ký sẽ không mang lại kết quả gì. Nếu bạn nhờ một Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp thì họ sẽ làm việc này cho bạn.

3. Làm sao để không vi phạm thương hiệu?

Bạn nên sử dụng thương hiệu của chính bạn đã đăng ký bảo hộ thì không ai có quyền nói bạn vi phạm thương hiệu nữa, cũng không có quyền yêu cầu bạn đổi tên công ty, bạn cũng có cơ sở để phản đối lên facebook, youtube nếu bạn bị report vì lí do bản quyền thương hiệu.

Các bạn có thể xem lại bài viết hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu mà Phòng SHTT đã đăng tải trước đó tại đường link này.

4. Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Công ty Luật CIS

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

  • Tra cứu thông tin liên quan đến thương hiệu;
  • Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng thương hiệu;
  • Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  • Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  • Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  • Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu;
  • Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu;
  • Quản lý hồ sơ đăng ký thương hiệu đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề bảo hộ thương hiệu, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: 
info@cis.vn – sohuutritue@cis.vn