Thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích mới nhất

Sáng chế luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra những giải pháp đột phá và mang lại lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào một sáng chế cũng được pháp luật bảo vệ mà sáng chế đó cần phải đáp ứng nhiều điều kiện theo quy định. Nếu đáp ứng đầy đủ, sáng chế đó có thể được bảo hộ dưới hình thức SÁNG CHẾ, ngược lại nếu đáp ứng một phần thì sáng chế đó có thể được bảo hộ dưới hình thức GIẢI PHÁP HỮU ÍCH hoặc không.

Trong quá trình thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với sáng chế, khi nào sáng chế được bảo hộ dưới hình thức “sáng chế” và khi nào sáng chế được bảo hộ dưới hình thức “giải pháp hữu ích”? Quy trình chuyển đổi đơn đăng ký giữa “sáng chế” và “giải pháp hữu ích” sẽ như thế nào?

Mời mọi người cùng theo dõi bài viết “Thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích mới nhất” của Công ty Luật CIS.

1. Sáng chế là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành (Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022), sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Theo đó, Sáng chế là một ý tưởng mới hoặc một cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết một vấn đề kỹ thuật, được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ. Sáng chế có thể là một sản phẩm, phương pháp, thiết bị hoặc quy trình mới hoặc cải tiến một sản phẩm hoặc phương pháp hiện có. Sáng chế thường được tạo ra thông qua việc áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tạo ra một giải pháp đột phá, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa hiệu suất hoặc giảm thiểu tác động đến môi trường. Sáng chế mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà sáng chế, người tiêu dùng và xã hội, và thường được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của khoa học và công nghệ.

sang-che-la-gi

Điều kiện để một giải pháp kỹ thuật được bảo hộ dưới dạng sáng chế là:

– Có tính mới

– Có trình độ sáng tạo

– Có khả năng áp dụng công nghiệp

2. Giải pháp hữu ích là gì?

Giải pháp hữu ích là một thuật ngữ pháp lý khác của một giải pháp kỹ thuật. Nếu giải pháp kỹ thuật đáp ứng các điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ dưới hình thức SÁNG CHẾ và được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Ngược lại, nếu giải pháp ký thuật đó chỉ đáp ứng điều kiện về tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ dưới hình thức GIẢI PHÁP HỮU ÍCH và được cấp Bằng độc quyền GIẢI PHÁP HỮU ÍCH.

Như vậy có thể hiểu, giữa giải pháp hữu ích và sáng chế vẫn có điểm giống nhau, cùng là một giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên không phải một giải pháp kỹ thuật nào cũng có thể trở thành một sáng chế, sáng chế đòi hỏi tính sáng tạo cao, quá trình đó không thể đạt được một cách dễ dàng. Một giải pháp kỹ thuật không đủ tính sáng tạo chỉ có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng một giải pháp hữu ích.

giai-phap-huu-ich

3. Đơn đăng ký sáng chế là gì?

Đơn đăng ký sáng chế là đơn của chủ sở hữu sáng chế nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ để yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sáng chế của mình. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho tác giả trước các tranh chấp pháp lý.

Có hai đối tượng có thể thực hiện việc đăng ký bảo hộ sáng chế, bao gồm:

(i) một là tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình; và

(ii) hai là Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.

Đơn đăng ký sáng chế là một trong những tài liệu đầu tiên cần phải có khi chủ sở hữu muốn thực hiện tục xác lập quyền đối với một sáng chế. Trong đơn đăng ký sáng chế cần phải nêu đầy đủ các thông tin như chủ sở hữu yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét cấp Bằng độc quyền sáng chế hay Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, tên sáng chế là gì, thông tin của tác giả và chủ sở hữu, thông tin của người đại diện cho chủ đơn, phí, lệ phí, các tài liệu có trong đơn, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, …

Vì yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế và yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích đều sử dụng Đơn đăng ký sáng chế, do đó, trong quá trình xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế, pháp luật cho phép người nộp đơn có quyền làm hồ sơ chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế thành đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và ngược lại.

Chi tiết về thủ tục chuyển đổi này sẽ được hướng dẫn chi tiết ở Mục 6 bên dưới.

don-dang-ky-sang-che

4. Chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích là gì?

Như đã đề cập ở trên, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích là việc người nộp đơn ban đầu thực hiện thủ tục yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế, và vì lý do nào đó của chủ đơn hoặc theo yêu cầu của Cục mà người nộp đơn cần phải tiến hành thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích để quá trình thẩm định đơn yêu cầu cấp Văn bằng độc quyền được trôi chảy hơn.

chuyen-doi-don-dang-ky-sang-che

Đơn chuyển đổi sẽ có số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).

Đơn ban đầu (sau khi được chuyển đổi) bị coi như được rút bỏ tại thời điểm nộp yêu cầu chuyển đổi đơn.

5. Quy định pháp luật về chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích

Việc chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích được quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 2 Điều 115 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:

Điều 115. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có các quyền sau đây:

đ) Chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế thành đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và ngược lại.

2. Người yêu cầu thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp phí và lệ phí.

Và điểm 17.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (đã được sửa đổi, bổ sung):

17.3 Chuyển đổi đơn

a) Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn đăng ký sáng chế có thể chuyển đổi yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế thành yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc ngược lại theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 115 của Luật Sở hữu trí tuệ, với điều kiện người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn đối với đơn chuyển đổi theo quy định.

b) Sau khi nhận được yêu cầu chuyển đổi đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục tiến hành thủ tục xử lý đơn chuyển đổi theo quy định tương ứng, nhưng không thực hiện lại các thủ tục đã tiến hành đối với đơn trước khi có yêu cầu chuyển đổi.

Như vậy, việc thực hiện thủ tục chuyển đổi đơn phải được thực hiện trước khi Cục SHTT ra quyết định từ chối chấp nhận đơn (trong giai đoạn thẩm định hình thức) hoặc trước khi có Quyết định cấp/từ chối cấp Văn bằng độc quyền sáng chế (là kết quả cuối cùng của thủ tục đăng ký). Đồng thời người nộp đơn phải nộp phí, lệ phí theo quy định nhà nước.

dich-vu-lam-the-apec

6. Thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích mới nhất như thế nào?

Thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích mới nhất sẽ trải qua quy trình sau:

a) Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

Người nộp đơn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được đề cập tại Mục 7 và tiến hành nộp đến Cục sở hữu trí tuệ bằng 1 trong 3 hình thức sau:

♦ Nộp trực tiếp tại các điểm tiếp nhận đơn:

Chủ đơn có thể nộp hồ sơ chuyển đổi đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông đến các địa điểm sau:

+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng

♦ Nộp đơn trực tuyến:

Chủ đơn thực hiện khai báo và gửi hồ sơ chuyển đổi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau đó nhận được kết quả: Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

Lưu ý: để có thể nộp đơn trực tuyến người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, có tài khoản được Cục sở hữu trí tuệ phê duyệt thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp trên Hệ thống.

♦ Nộp đơn thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục SHTT:

Tổ chức đại diện SHCN là tổ chức dịch vụ SHTT chuyên nghiệp, đã được Cục SHTT cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

b) Tiếp nhận và xử lý đơn chuyển đổi theo quy định pháp luật

Sau khi nhận được yêu cầu chuyển đổi đơn hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục tiến hành thủ tục xử lý đơn chuyển đổi theo quy định tương ứng (không thực hiện lại các thủ tục đã tiến hành trước khi có yêu cầu chuyển đổi).

Sau khi tiến hành thẩm định nội dung đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích căn cứ các quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

7. Hồ sơ chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích mới nhất

Theo quy định hiện hành, để chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế sang có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

(i) Tờ khai yêu cầu chuyển đổi đơn (theo mẫu)

(ii) Văn bản thuyết minh yêu cầu chuyển đổi đơn;

(iii) Bản tóm tắt;

(iv) Bản mô tả;

(iv) Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(v) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

dihc-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

8. Dịch vụ chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích của Công ty Luật CIS

Công ty Luật Bản quyền Quốc tế (CIS Law Firm) là một trong số ít các Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được chứng nhận và cấp phép hoạt động bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Luật sư và chuyên viên của Chúng tôi đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:

– Tra cứu, tư vấn về khả năng đăng ký sáng chế;

– Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế;

– Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền bảo hộ sáng chế;

– Gia hạn hiệu lực bằng độc quyền độc quyền sáng chế;

– Ghi nhận những thay đổi liên quan đến bằng độc quyền bảo hộ sáng chế;

– Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế;

– Quản lý hồ sơ đăng ký độc quyền sáng chế đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về “Thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế sang giải pháp hữu ích mới nhất”. Nếu có thắc mắc về thủ tục chuyển đổi đơn hoặc bất kỳ vấn đề nào, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn cụ thể:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580

Email: info@cis.vnsohuutritue@cis.vn