Trong thời gian qua, Công ty Luật nhận được rất nhiều câu hỏi của người dân liên quan đến tiền trượt giá khi rút bảo hiểm xã hội một lần.
Trong nội dung bài viết dưới đây, công ty Luật sẽ giải đáp toàn bộ về tiền trượt giá khi rút bảo hiểm xã hội một lần.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là số tiền được tính dựa trên mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bằng cách nhân thêm hệ số trượt giá do nhà nước ban hành.
Hiểu một cách đơn giản thì tiền trượt giá là một khoản bù đắp giúp người lao động cải thiện cuộc sống trước sự mất giá của đồng tiền khi nhận một số chế độ của bảo hiểm xã hội.
Định kỳ hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ ban hành bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội và bảng hệ số này được áp dụng khi người lao động làm thủ tục để nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần. Ví dụ: Hình bên dưới là Bảng hệ số trượt giá năm 2023 được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 20/02/2023:
Để các bạn tiện theo dõi, công ty Luật tổng hợp hệ số trượt giá mà Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành trong những năm gần đây, cụ thể là năm 2020, 2021, 2022 và 2023:
Công ty Luật đưa ra ví dụ sau đây để thấy mức chênh lệch khi rút bảo hiểm xã hội một lần ở các năm khác nhau.
Ví dụ: Anh X đóng bảo hiểm xã hội tháng 01/2015. Cuối năm 2019, anh X nghỉ việc tại công ty. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội của anh X trong 5 năm là 10.000.000 đồng/tháng.
Trường hợp 1: Tháng 01/2021, tức là sau 1 năm nghỉ việc, anh X làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần. Vậy, khoản bảo hiểm xã hội một lần anh X được nhận được tính như sau:
Trường hợp 2: Năm 2023, tức là hơn 3 năm sau, anh X mới làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần. Vậy khoản tiền anh X được nhận khi làm hồ sơ năm 2023 được tính như sau:
Với ví dụ vừa nên, thì chúng ta thấy, khi rút bảo hiểm XH một lần ở các năm khác nhau thì mức tiền được nhận sẽ khác nhau.
2. Khi nào được lãnh tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần?
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội không lãnh riêng lẻ mà được cơ quan bảo hiểm xã hội tính và thanh toán chung khi làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Điều này có nghĩa, khi các bạn làm hồ sơ yêu cầu lãnh bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội đã tính tiền trượt giá và chi trả cho các bạn chung với tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Tuy nhiên, trên thực tế, có một vài trường hợp ngoại lệ hoặc cá biệt, theo đó, những trường hợp này có thể sẽ lãnh tiền trượt giá riêng hoặc được lãnh bổ sung do chênh lệch hệ số trượt giá, cụ thể:
Trường hợp 1: Hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hệ số trượt giá, và thường công bố vào cuối năm dương lịch để áp dụng cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, có một số năm, Bộ công bố trễ hơn, khoảng tháng 1 hoặc tháng 2. Do vậy, có một số trường hợp, cơ quan bảo hiểm xã hội tạm thời tính và chi trả hồ sơ xin nhận bảo hiểm xã hội một lần cho người nộp trong thời gian này mà chưa tính hệ số trượt giá. Khi có Thông tư mới của Bộ quy định hệ số mới, thì sẽ điều chỉnh lại mức hưởng và chi trả đầy đủ phần trượt giá tới người lao động.
Trường hợp thứ 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội áp dụng hệ số trượt giá tại thời điểm giải quyết hồ sơ, nhưng sau đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hệ số trượt giá mới và lùi ngày áp dụng.
HỆ SỐ TRƯỢT GIÁ | |||||||||||
Năm | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | |
2020 | Ban hành: 15/02/2020 | 1,14 | 1,13 | 1,10 | 1,06 | 1,03 | 1,00 | 1,00 | |||
Áp dụng: 01/01/2020 | |||||||||||
2021 | Ban hành: 15/02/2021 | 1,18 | 1,17 | 1,14 | 1,10 | 1,06 | 1,03 | 1,00 | 1,00 | ||
Áp dụng: 01/01/2021 | |||||||||||
2022 | Ban hành: 20/02/2022 | 1,20 | 1,19 | 1,16 | 1,12 | 1,08 | 1,05 | 1,02 | 1,00 | 1,00 | |
Áp dụng: 01/01/2022 | |||||||||||
2023 | Ban hành: 20/02/2023 | 1.23 | 1.23 | 1,19 | 1,15 | 1,11 | 1,08 | 1,05 | 1,03 | 1,00 | 1,00 |
Áp dụng: 01/01/2023 |
Những trường hợp này, các bạn có thể được nhận tiền trượt giá chênh lệch.
Tóm lại, các bạn có thể tự tính toán và kiểm tra lại xem cơ quan bảo hiểm xã hội đã áp dụng hệ số đúng năm giải quyết chưa, nếu chưa thì đề nghị lãnh phần trượt giá hoặc chênh lệch trượt giá.
3. Cách lãnh tiền chênh lệch trượt giá?
Như Công ty Luật nêu ở trên, tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần được giải quyết khi làm hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần, chứ không có thủ tục xin lãnh riêng khoản tiền này. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, cá biệt mà chúng tôi vừa nêu trên, thì có thể được nhận bù tiền trượt giá.
Nhưng hiện tại, thủ tục và hồ sơ để nhận tiền chênh lệch trượt giá chưa được quy định nên các cơ quan bảo hiểm xã hội ở từng địa phương giải quyết khá là khác nhau: một số cơ quan bảo hiểm xã hội tự rà soát và chủ động thông báo cho người nhận bảo hiểm xã hội một lần mà có phần chênh lệch trượt giá để lên nhận.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, số lượng hồ sơ bảo hiểm xã hội một lần rất lớn nên có thể cơ quan bảo hiểm xã hội chưa có thời gian để rà soát, vì vậy, các anh chị có thể chủ động liên hệ với bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội để hỏi. khi đi, nên mang các giấy tờ sau:
– Quyết định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần
– Bản chính Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân để xuất trình.
Như vậy, Công ty Luật đã giải đáp về tiền trượt giá khi lãnh bảo hiểm xã hội một lần. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bảo hiểm xã hội một lần hoặc tiền trượt giá, các bạn hãy liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình đóng bảo hiểm xã hội để được hướng dẫn.
♦ Link Youtube:
Công ty Luật CIS – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 3911 8581
Email: info@cis.vn