Sắp có 5 thay đổi về BHYT? Thay đổi mức chi trả khám trái tuyến – bỏ tuyến bệnh viện

Trong các bài viết trước, Công ty Luật đã có nhiều nội dung giải đáp về chủ đề BHYT, như hướng dẫn thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, giới thiệu về chế độ bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, hay khám trái tuyến được hưởng 100% BHYT, v.v…, và nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Vì vậy, trong bài viết này, Công ty Luật tiếp tục chia sẻ thông tin đến bạn đọc về những điểm mới liên quan đến chế độ BHYT vừa được Bộ Y Tế đệ trình vào giữa tháng 2/2024. Chi tiết mời bạn đọc theo dõi bài viết.

1. Quy định rõ các loại giấy tờ nhân thân cần xuất trình khi đi khám chữa bệnh BHYT.

Để được hưởng chế độ BHYT khi đi khám chữa bệnh (KCB), chúng ta được yêu cầu xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ không có ảnh thì xuất trình thêm “giấy tờ chứng minh nhân thân” kèm theo. Quy định hiện nay là như vậy, tuy nhiên, “giấy tờ chứng mình nhân thân kèm theo” là gì thì không được Luật hướng dẫn, do đó, các cơ sở KCB thường yêu cầu cung cấp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, một số cơ sở KCB khác thì linh hoạt hơn, đồng ý việc xuất trình giấy phép lái xe hay thẻ sinh viên học sinh, như vậy là có sự áp dụng không thống nhất giữa các cơ sở KCB.

5-thay-doi-ve-bhyt

Để khắc phục điều này và tạo thuận tiện cho người dân, Bộ Y tế đề xuất quy định rõ loại giấy tờ cụ thể trong Luật, theo đó, Bộ đề xuất 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Khi đi KCB, người dân xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ chưa có ảnh thì xuất trình kèm theo một trong các giấy tờ có ảnh sau: CCCD, CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu, hoặc sổ BHXH;  

Cách 2: Nếu thẻ BHYT đã tích hợp với cơ sở dữ liệu về dân cư của Bộ Công An, thì chúng ta chỉ cần thông báo số thẻ hoặc mã số BHYT khi đi KCB, nghĩa là không cần cung cấp giấy tờ bản giấy, vì hệ thống khi nhập số thẻ, sẽ hiển thị ảnh của chủ thẻ BHYT để cán bộ cơ sở KCB đối chiếu. Quy định này được cho là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, giúp đơn giản hoá thủ tục và giảm bớt các giấy tờ cần phải mang khi đi KCB.

Luật BHYT năm 2014 Dự thảo Luật BHYT sửa đổi

Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế

Điều 28. Trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

2. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một trong các quy định sau đây:

a) Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì xuất trình kèm theo một trong các giấy tờ có ảnh: thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân khác được pháp luật quy định; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế;

b) Thông báo số thẻ bảo hiểm y tế hoặc mã số bảo hiểm y tế nếu thẻ bảo hiểm y tế đã tích hợp với cơ sở dữ liệu về dân cư của Bộ Công an.

Bảng đối chiếu quy định hiện tại và đề xuất mới về giấy tờ cần xuất trình khi KCB BHYT

2. Bỏ phân cấp bệnh viện theo tuyến trung ương – tỉnh – huyện – xã và thay thế bằng phân cấp chuyên môn kỹ thuật mới.

Từ trước đến nay, liên quan đến việc khám chữa bệnh BHYT, cũng như giá dịch vụ KCB BHYT, thì các cơ sở KCB được phân loại theo 2 tiêu chí: là tuyến bệnh việnhạng bệnh viện. Trong đó:

– Tuyến bệnh viện gồm tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã chia theo địa giới hành chính;

– Và hạng bệnh viện gồm bệnh viện hạng I, hạng II và hạng III.

Càng về tuyến trung ương và bệnh viện hạng I thì giá dịch vụ KCB càng cao.

Tuy nhiên, vừa qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2024 đã bỏ quy định về tuyến bệnh viện và hạng bệnh viện, và thay thế bằng 3 phân cấp chuyên môn kỹ thuật mới là: cấp ban đầu, cấp cơ bản và cấp chuyên sâu do đó, các quy định tương ứng trong Luật BHYT cũng sẽ thay đổi cho đồng bộ, theo đó, chỉ còn 3 phân cấp sau:

♦ Thứ nhất là cấp ban đầu, là cấp có nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, quản lý bệnh tật và phục hồi chức năng tại cộng đồng bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có điều trị nội trú, chẳng hạn như phòng khám đa khoa có khu vực giường bệnh, trạm y tế xã.

♦ Thứ hai là cấp cơ bản, là cấp thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú, nội trú tổng quát, bao gồm các bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện, bệnh xá, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tư nhân.

♦ Cuối cùng là cấp chuyên sâu, Cấp chuyên sâu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú chuyên sâu, bao gồm các bệnh viện tuyến cuối.

Đề xuất mới này ảnh hưởng lớn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trong thẻ BHYT.

3. Thay đổi mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến.

Hiện nay, khi chúng ta tự đi KCB bằng BHYT không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu, tự vượt tuyến KCB, gọi là KCB trái tuyến, chúng ta vẫn được BHYT chi trả, mức chi trả tuỳ thuộc vào việc chúng ta đi KCB theo dạng nội trú (có nằm viện) hay ngoại trú (không nằm viện).

Công ty Luật trước đây đã có nội dung chia sẻ về vấn đề này, bạn đọc quan tâm có thể theo dõi lại tại đây.

Từ năm 2021 đến nay, khi đi KCB trái tuyến tại tuyến tỉnh, BHYT sẽ thanh toán cho chúng ta 100% chi phí KCB nội trú (có nằm viện), còn khi KCB ngoại trú tại tuyến tỉnh, chúng ta sẽ. Với quy định như hiện tại, đã vô tình khuyến khích các trường hợp người dân KCB vượt tuyến, gây quá tải cho tuyến trên.

Do đó, Bộ Y tế đề xuất sẽ giảm mức thanh toán BHYT nội trú và tăng mức thanh toán BHYT ngoại trú để khắc phục tình trạng này, khuyến khích người dân đi KCB tại cấp cơ bản, cụ thể:

+ Trường hợp đi KCB trái tuyến tại Cấp ban đầu: BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo mức hưởng trên thẻ BHYT.

+ Trường hợp đi KCB trái tuyến tại Cấp cơ bản: Bộ Y Tế đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: BHYT thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú và 40% chi phí điều trị ngoại trú; hoặc

Phương án 2: giữ nguyên quy định hiện tại là thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú

+ Trường hợp đi KCB trái tuyến tại Cấp chuyên sâu: BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú và không thanh toán chi phí khám bệnh ngoại trú.

Luật BHYT năm 2014

Dự thảo Luật BHYT sửa đổi

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như sau:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh100% chi phí điều trị nội trú;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không phải là nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu, không đúng phân cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh BHYT, được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như sau:

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo mức hưởng đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương bệnh viện huyện.

+ PA1: 60% chi phí điều trị nội trú, 40% chi phí điều trị ngoại trú đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản (phương án điều chỉnh giảm tỷ lệ thông tuyến).

+ PA2: 100% chi phí điều trị nội trúkhông thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản; (phương án 2 giữ như quy định của Luật BHYT hiện hành)

40% chi phí điều trị nội trú và không thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên sâu.”;

Bảng đối chiếu quy định hiện tại và đề xuất mới về mức hưởng BHYT khi KCB trái tuyến

4. Mở rộng trường hợp được hưởng BHYT khi điều trị cận thị và các tật khúc xạ mắt.

Quy định cũ trước đây, BHYT chỉ chi trả chi phí KCB khi điều trị lác, cận thị và các tật khúc xạ mắt (chẳng hạn như loạn thị …) cho trẻ dưới 6 tuổi.

Tuy nhiên, Bộ y tế vừa đề xuất độ tuổi được hưởng BHYT được mở rộng từ dưới 6 tuổi lên dưới 18 tuổi.

Như vậy số lượng người dân đi KCB các bệnh về mắt như lác, cận thị, khúc xạ mắt được BHYT thanh toán sẽ nhiều hơn, đảm bảo quyền lợi người dân tốt hơn.

Luật BHYT năm 2014 Dự thảo Luật BHYT sửa đổi

Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi

Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp người dưới 18 tuổi.

Bảng đối chiếu quy định hiện tại và đề xuất mới về việc mở rộng đối tượng hưởng BHYT khi điều trị tật khúc xạ về mắt

5. Mở rộng danh mục vật tư y tế được chi trả BHYT.

 Luật BHYT năm 2014 Dự thảo Luật BHYT sửa đổi

Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm mắt giả, răng giả, kính mắt, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Bảng đối chiếu quy định hiện tại và đề xuất mới về việc mở rộng danh mục vật tư y tế được chi trả BHYT

Theo quy định hiện nay, khi người dân đi KCB mà có sử dụng vật tư y tế thay thế như chân tay giả, máy trợ thính thì sẽ không được hưởng BHYT, tức là người dân mua chân tay giả, máy trợ thính thì không được BHYT thanh toán lại, còn nếu quy định mới được thông qua thì chân tay giả, máy trợ thính sẽ được BHYT thanh toán.

Chúng ta đều biết, các vật tư thay thế đều có giá thành khá cao và do đó, nếu được BHYT chi trả thì sẽ giảm đi phần nào gánh nặng về chi phí KCB cho người dân.

Như vậy, Công ty luật vừa chia sẻ về 5 thay đổi lớn mà Bộ Y Tế đề xuất liên quan đến khám chữa bệnh BHYT, hy vọng các đề xuất này sớm được thông qua.

♦ Link Youtube:

CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8581 – 3911 8582 – Hotline: 0916 568 101

Email: info@cis.vn